1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Trung Quốc giải quyết vấn đề kháng thuốc kháng sinh

(Dân trí) - Bắc Kinh, Trung Quốc – nơi tiêu thụ thuốc kháng sinh cho ngươì và động vật lớn nhất thế giới, đã quyết tâm đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển loại kháng sinh mới và hạn chế lạm dụng các loại thuốc hiện có, nhằm đối phó với hiện tượng kháng thuốc kháng sinh đang phát triển trên toàn thế giới.

Là một phần trong chiến dịch quốc gia ra mắt ngày 26/8, chính phủ trung ương Trung Quốc cho biết họ sẽ huy động nỗ lực của 14 bộ và ngành bao gồm y tế, thực phẩm và thuốc, và nông nghiệp. Đến năm 2020, chính phủ nước này đặt mục tiêu phát triển loại kháng sinh mới, chỉ bán thuốc theo đơn, tăng cường giám sát việc sử dụng thuốc cho người và vật nuôi, và đẩy mạnh đào tạo và giáo dục cách sử dụng thuốc hợp lí cho cả giới chuyên môn và người tiêu dùng. Không có chi tiết cụ thể về việc tài trợ dự án phát triển thuốc mới.

Trung Quốc giải quyết vấn đề kháng thuốc kháng sinh - 1

Theo một báo cáo tháng năm từ Wellcome Trust của London, hiện tượng kháng thuốc kháng sinh ở Trung Quốc có thể dẫn đến một triệu ca tử vong hàng năm vào năm 2050 và tiêu tốn 20 nghìn tỉ đô la của quốc gia này. Thuốc kháng sinh hiện đang được bán rộng rãi không theo đơn thuốc cho cả người và động vật ở Trung Quốc.

Quốc gia này chiếm một nửa chiếm một nửa lượng tiêu thụ kháng sinh hàng năm trên toàn thế giới. “Kháng thuốc kháng sinh là một vấn nạn do chính thói quen của người tiêu dùng – phần lớn là do sử dụng thuốc kháng sinh không phù hợp trong chăm sóc sức khoẻ, cũng như trong chăn nuôi,” Bernhard Schwartlӓnder, đại diện Tổ chức Y Tế thế giới (WHO) ở Trung Quốc phát biểu tại buổi họp báo.

“Đó là lí do vì sao hành động quốc gia là rất quan trọng – nó tạo một hướng tiếp cận rõ ràng để giải quyết vấn đề này,” Schwartlӓnder cho biết. Trong buổi họp báo, WHO chỉ ra một vài vấn đề chính gây nên kháng thuốc kháng sinh ở Trung Quốc. Các nhà vật lí học và bác sĩ thú y thiếu tiếp cận với việc chuẩn đoán phát triển liên tục, dẫn tới việc dựa dẫm vào kháng sinh trong khi không cần thiết hoặc không có tác dụng. Thuốc được bán không theo đơn cũng làm gia tăng đáng kể hiện tượng lạm dụng thuốc, cũng như việc các bệnh viện trông chờ vào lợi nhuận từ việc bán thuốc. Người tiêu dụng và nông dân cũng có nhu cầu tiếp cận nhanh chóng và dễ dàng tới các loại kháng sinh và sử dụng chúng quá thường xuyên, khiến cho thuốc trở nên ít có tác dụng hơn.

Hiện tượng lạm dụng thuốc phổ biến ở Trung Quốc đã gây ra những hậu quả có thể trở nên rất thảm khốc. Trong một bài báo công bố trong The Lancet Infections Diseases vào tháng mười một, các nhà nghiên cứu Trung Quốc tại đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc, Guangzhou, đã phát hiện kháng thuốc colistin, loại thuốc thường ít được sử dụng nhất. Hiện tượng kháng thuốc này thường ít phát triển một phần bởi vì nó thường chỉ được sử dụng khi các loại thuốc khác không có tác dụng. Các nhà khoa học cho rằng loại gen gây ra kháng thuốc kháng sinh đã lây lan qua vi khuẩn trên khắp Trung Quốc, nơi là colistin được sử dụng rộng rãi làm thuốc chữa bệnh cho chăn nuôi gia súc.

Hiện tượng kháng thuốc kháng sinh toàn cầu sẽ được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Hangzhou trong tuần này.

Vân Trang

Theo Sciencemag