Tín hiệu vô tuyến bí ẩn truyền đến Trái đất 157 ngày một lần
(Dân trí) - Một tín hiệu vô tuyến bí ẩn được truyền tới Trái đất từ một thiên hà xa xôi đã được các nhà thiên văn học mới đây tiếp tục phát hiện.
Cái gọi là vụ nổ sóng vô tuyến nhanh (Fast Radio Burst – FRB) lặp lại 157 ngày một lần được cho có với sức mạnh tương đương với hàng triệu Mặt trời.
Được đặt tên FRB 121102, các nhà khoa học hy vọng rằng việc nghiên cứu tín hiệu của vụ nổ sóng vô tuyến nhanh kỳ lạ có thể mở ra bí mật về FRB là gì và chúng đến từ đâu.
FRB là những xung sóng vô tuyến cường độ cao kéo dài không quá chớp mắt và đến từ bên ngoài thiên hà của chúng ta. Nguồn gốc của chúng đến nay vẫn là một bí ẩn. Một số người nghĩ rằng các sóng năng lượng này là kết quả của các vụ nổ vũ trụ, trong khi những người khác cho rằng chúng là tín hiệu do người ngoài hành tinh gửi đến.
Hơn 100 FRB đã được phát hiện cho đến nay, nhưng chỉ một số ít lặp lại và số ít vẫn còn trong mô hình có thể đoán trước được.
FRB 121102 là một trong hai FRB duy nhất được biết thường xuyên lặp lại, chu kỳ của nó đã được các nhà khoa học mô tả lần đầu tiên vào đầu năm nay.
Các nhà thiên văn đã truy tìm nguồn gốc của nó từ một vùng hình thành sao trong một thiên hà lùn cách chúng ta 3 tỷ năm ánh sáng. Trong chu kỳ, các chùm tín hiệu được phát với tổng độ dài vòng lặp là 157 ngày.
Một nhóm nghiên cứu tại Đài quan sát Thiên văn Quốc gia Trung Quốc đã phát hiện 12 vụ nổ từ FRB 121102 vào ngày 12/8 vừa qua. Họ quét sóng bằng Kính viễn vọng vô tuyến hình cầu khẩu độ 500 mét (FAST) - kính viễn vọng lớn nhất thế giới ở tây nam Trung Quốc.
Các nhà khoa học hiện kêu gọi các nhóm khác tiếp tục nghiên cứu FRB 121102 với hy vọng hiểu rõ hơn về nó. Dựa trên các kết quả mới (cũng như các kết quả cũ hơn), giả thuyết hàng được đưa ra đó là các vụ nổ được phát ra bởi một loại sao neutron hay còn gọi là sao từ.
Cho đến nay, mặc dù có nhiều nghiên cứu nhưng nguồn gốc thực sự của FRB vẫn còn là một bí ẩn và bản chất của các vật thể phát ra chúng vẫn chưa được biết đến.