Tìm thấy hoá thạch động vật là “tổ tiên” sớm nhất của con người
(Dân trí) - Các nhà cổ sinh vật học vừa phát hiện ra hoá thạch của một loài sinh vật mới ở Bắc Mỹ được cho là tổ tiên sớm nhất của loài linh trưởng hiện đại, bao gồm cả vượn và con người.
Sinh vật cổ đại có kích thước chỉ bằng loài chuột khiến các nhà cổ sinh vật học không khỏi bất ngờ.
Trước đó, Châu Âu và Trung Quốc mới được xem là nguồn gốc của các loài động vật trên Trái Đất.
Tuy nhiên, với khám phá mới nhất với xương hàm hoá thạch của một loài sinh vật có vú được tìm thấy ở Bắc Mỹ sẽ khiến các nhà nghiên cứu phải xem xét lại nguồn gốc của con người.
Tên của loài sinh vật cổ đại được đặt là Teihardina, sống cách đây khoảng 56 triệu năm trước.
Tiến sĩ Paul Morse đến từ Đại học Florida cho biết: “Khoảng 56 triệu năm trước, trên Trái đất ấm áp đến mức ở Bắc Cực đã phát triển một hệ sinh thái có nhiều cây cỏ. Một loài linh trưởng có kích thước chỉ bằng loài chuột có tên là Teilhardina đã tiến hoá và có khả năng vặn các cành cây để kiếm ăn.
Những hóa thạch chúng tôi tìm thấy có khả năng lật đổ những giả thuyết về Teilhardina đến từ đâu và di cư đến đâu”.
Khôi Nguyên (Theo Daily Mail)