1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Tìm ra phương thức tăng hiệu suất sản xuất kháng sinh lên gấp 21 lần

(Dân trí) - Một giải pháp tổng hợp kháng sinh mới đầy hứa hẹn vừa được các nhà khoa học thuộc Đại học Bristol công bố. Theo đó, việc đưa các gen tham gia vào quá trình sản xuất pleuromutilin trong một loại nấm có thể tăng hiệu suất lên hơn 2.000%.

Với việc nâng cao sức đề kháng của loại kháng sinh hiện nay với mục tiêu quan trọng và cấp bách là phát triển loại thuốc kháng sinh mới hiệu quả chi phí hơn. Nghiên cứu đầy hứa hẹn này là tìm ra dẫn xuất pleuromutilin kháng sinh, được tách ra từ loài nấm Clitopilus passeckerianus.

Tìm ra phương thức tăng hiệu suất sản xuất kháng sinh lên gấp 21 lần - 1

Những hợp chất mới này nằm trong số kháng sinh mới nhất được đưa vào thị trường gần đây như một phương pháp chữa trị cho con người. Hơn nữa, với những hoạt tính mới của chúng, pleuromutilins và các dẫn xuất có mặt trongmột loại kháng sinh có tiềm năng lớn hơn, đặc biệt trong điều trị các chủng đề kháng như methicillin-resistant Staphylococcus aureus (MRSA) và bệnh lao kháng thuốc mở rộng (XTB).Tuy nhiên, nấm basidiomycete thường không tuân theo việc cải tạo chủng và quá trình lên men.

Do đó, các nhà khoa học Bristol đã phối hợp với công ty dược phẩm GSK thực hiện một nghiên cứu nhằm xác định các gen tham gia vào sản xuất pleuromutilin. Họ đã phát hiện ra rằng, một cụm gồm bảy gen là yêu cầu cần thiết để sản xuất các kháng sinh trong C. passeckerianus. Cụm bảy gen pleuromutilin sau đó được xây dựng lại trong một loại nấm công nghiệp Aspergillus oryzae thuộc một nhóm nấm khác, lớp nấm nang. Kết quả làm tăng đáng kể sản lượng (2.106%).

Đây là cụm gen đầu tiên từ một loại nấm basidiomycete được tiến hành thành công trong lớp nấm nang và mở ra một phương pháp khai thác phong phú hơn về trao đổi chất, tuy nhiên về mặt truyền thống nhóm nấm này chưa được quan tâm. Đồng tác giả của nghiên cứu, giáo sư Gary Foster cho biết, đây là nỗ lực của một nhóm trong nhiều năm để đạt được bước đột phá quan trọng này.

N.M.P (Theo Phys.org)