Tiết lộ sự thật về nguy cơ xảy ra thảm họa khí hậu

(Dân trí) - Các nhà khoa học tại Đại học Rochester Hoa Kỳ phát hiện ra rằng lượng khí metan gây hiệu ứng nhà kính do con người thải ra đã bị coi nhẹ trong một thời gian dài.

Trong nỗ lực không ngừng để kiểm soát biến đổi khí hậu do con người gây ra, giảm phát thải carbon dioxide là một mục tiêu lớn. Carbon dioxide đóng góp trực tiếp vào sự ấm lên toàn cầu và dần dần dẫn đến tất cả các hậu quả từ sự nóng lên đó.

Tiết lộ sự thật về nguy cơ xảy ra thảm họa khí hậu - 1

Tuy nhiên, có một loại khí khác cũng gây tác hại không kém và con người phải chịu trách nhiệm nhiều hơn rất nhiều nếu mức phát thải này nhiều hơn chúng ta vẫn tưởng. Đó là khí metan. Một báo cáo mới được công bố trên tạp chí Nature nhận định con người nên tập trung vào cắt giảm phát thải metan càng sớm càng tốt.

Trước khi bắt đầu hình dung rằng con người sinh ra nhiều khí (trung tiện) hơn các nhà khoa học nghĩ, chúng ta nên biết rằng phát thải methane do con người gây ra ở đây không phải là do trung tiện.

Phát thải metan đang nói đến ở đây là từ cùng những nguồn với carbon dioxide. Đốt nhiên liệu hóa thạch sinh ra rất nhiều metan, giải phóng metan vào khí quyển và cũng gây tác hại không kém gì carbon dioxide. Trên thực tế, theo số liệu mới nhất, các mức nồng độ metan trong khí quyển đã tăng 150% trong 300 năm qua và đây thực sự là một biến đổi đổi cực kì lớn.

Tuy nhiên, tin tốt là metan thoát ra khỏi khí quyển nhanh hơn nhiều so với carbon dioxide. Trong khi carbon dioxide có thể mất một thế kỉ để phân hủy trong khí quyển thì metan có thể biến mất chỉ trong 9 năm.

Ông Benjamin Hmiel – Nghiên cứu sinh sau tiến sĩ của Trường đại học Rochester, đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu – cho biết nếu chúng ta dừng tất cả phát thải carbon dioxide ngay hôm nay thì các mức carbon dioxide cao trong khí quyển sẽ vẫn còn tồn tại trong một thời gian dài. Việc nghiên cứu metan là rất quan trọng vì nếu chúng ta thay đổi các phát thải metan thì hiệu quả sẽ nhanh hơn nhiều so với thay đổi phát thải carbon dioxide.

Đây thực sự là một tin tốt, ít nhất là về lý thuyết. Còn bây giờ chúng ta phải thực sự làm một điều gì đó để cắt giảm được các phát thải do sử dụng nhiên liệu hóa thạch, một việc mà nói thì dễ chứ làm thì khó.

Phạm Hường 

Theo BGR