Thủy quái cổ đại dài 5 mét từng thống trị đại dương cách đây 80 triệu năm
(Dân trí) - "Chúng có chiếc miệng rất mỏng, có lẽ do thích nghi với khả năng bắt cá một cách nhanh nhẹn, hơn là cắn vào thứ gì đó cứng như mai rùa", nhà nghiên cứu Konishi cho biết.
Từ hơn 80 triệu năm trước, vào thời kỳ Phấn Trắng, khi khủng long còn tồn tại trên Trái đất, một loài quái vật biển dài 18-foot (khoảng 5,48 mét) được gọi là mosasaur đã thống trị vùng đại dương cổ đại.
Thực ra, các nhà khảo cổ sinh vật học đã phát hiện ra hóa thạch của loài thủy quái này vào những năm 1970, nhưng họ đã gặp khó khăn trong việc phân loại chúng.
Do đó, những người quyết định lưu trữ hóa thạch cùng với các mẫu vật mosasaur khác thuộc chi Platecarpus, tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Sternberg của Đại học Bang Fort Hays (FHSM) ở Kansas (Mỹ).
Gần đây, các nhà nghiên cứu mới lật lại hóa thạch bí ẩn với các mảnh hộp sọ, xương hàm và một vài mảnh xương phía sau đầu. Thật bất ngờ khi họ phát hiện ra rằng loài bò sát này không thuộc chi Platecarpus.
Thay vào đó, nó là họ hàng gần của một loài mosasaur quý hiếm, vốn chỉ được biết đến qua một mẫu vật duy nhất từ trước tới nay.
Mẫu vật này được đặt tên là Ectenosaurus everhartorum, cũng là loài thứ 2 được biết đến trong chi Ectenosaurus, trước khi đại diện đầu tiên được mô tả vào năm 1967.
Takuya Konishi, đồng tác giả của nghiên cứu, cũng đồng thời là một nhà cổ sinh vật học động vật có xương sống tại Đại học Cincinnati cho biết loài thủy quái này có cấu trúc sinh học khá kỳ lạ.
"Chúng có chiếc miệng rất mỏng, có lẽ do đã thích nghi với khả năng bắt cá một cách nhanh nhẹn, hơn là cắn vào thứ gì đó cứng như mai rùa", Konishi cho biết.
Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy một đặc điểm khác lạ trên mẫu vật này, đó là một vết khía nhỏ ở khớp hàm dưới, vốn chưa từng xuất hiện trên bất kỳ loài mosasaur nào.
Cho đến nay, các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra hơn 1.800 mẫu vật mosasaur tại nhiều khu vực trên thế giới. Nhưng hiện tại, toàn bộ chi Ectenosaurus chỉ được gồm 2 hai hóa thạch - và cũng là các loài riêng biệt.
"Điều này rất kỳ lạ," Konishi nói. "Tại sao lại rất hiếm tới vậy các hóa thạch của một con mosasaur ở vùng biển trung tâm, trong bạn có thể tìm thấy hàng trăm con Platecarpus?".
Các nhà khoa học đặt giả thuyết rằng loài vật này có thể chuyển tới sống gần bờ biển, hoặc xa hơn về các vùng biển hai đầu cực.