Thực vật tạo ra "hormone hạnh phúc" để đối phó với sự tấn công của côn trùng

(Dân trí) - Các nhà khoa học phát hiện ra rằng sự điều hòa mức độ chất serotonin (hoóc-môn hạnh phúc) đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thực vật và phát triển các loại ngũ cốc mới, đặc biệt là lúa.

Thực vật tạo ra "hormone hạnh phúc" để đối phó với sự tấn công của côn trùng - 1

Điều này được nêu trong nghiên cứu của nhóm các nhà sinh học Trung Quốc từ Đại học Chiết Giang và các đồng nghiệp của họ từ Đại học Newcastle, vừa công bố trên tạp chí Nature Plants.

Các loại sâu hại chính của lúa là Nilaparvata lugens và Chilo suppressalis.

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học Trung Quốc và Anh phát hiện ra rằng để đối phó với sự tấn công của côn trùng, thực vật bắt đầu tạo ra "hormone hạnh phúc" serotonin và axit salicylic. Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng để tăng sức đề kháng của lúa cần ngăn chặn việc chế xuất hormone này.

Được biết rằng ở người, serotonin điều hòa tâm trạng, tăng sự thèm ăn và tham gia vào quá trình tiêu hóa. Đối với thực vật, hormone này tham gia vào quá trình tăng trưởng và phát triển, nhưng ở côn trùng, sản xuất hormone này gắn liền với quá trình tìm kiếm thức ăn. Có lẽ, sự vắng mặt của serotonin trong lúa làm cho chúng "vô hình" đối với sâu bệnh, các nhà khoa học khẳng định.

M.P (Theo Sputnik)