"Thử thách 10 năm" của Trái Đất: Hiện thực tàn khốc!

(Dân trí) - Khi Trái Đất trở thành nhân vật chính của “thử thách 10 năm”, bạn sẽ nhận ra những sự thật đầy ảm ảnh về sự thay đổi nhanh chóng theo hướng tiêu cực của hành tinh mà chúng ta đang sinh sống!

thu_thach_10_nam_1.jpg

Không chỉ ở vùng Cực mà ngay tại những núi băng của các đất nước thuộc Hàn Đới cũng bị tác động mạnh mẽ bởi quá trình nóng lên toàn cầu. Trong hình chính là núi băng Rhone của Thụy Sĩ và bạn cũng có thể nhận ra nó đã thay đổi đến nhường nào sau một thập kỷ.

thu_thach_10_nam_2.jpg

Rừng Amazon nhiều năm qua đã bị tàn phá trầm trọng bởi nạn khai thác gỗ. Chỉ trong giai đoạn 2017-2018 ước tính đã có khoảng 7900 km2 thảm thực vật bị chặt phá và hầu hết trong số đó đều đến từ các hoạt động trái phép.

thu_thach_10_nam_3.jpg

Sự thay đổi khí hậu đã gây nên hiện tượng tẩy trắng san hô, khiến mắt xích quan trọng của đại dương này chết hàng loạt. Theo ước tính, hiện tình trạng này đã và đang ảnh hưởng đến 25% số loài sống trong lòng biển.

thu_thach_10_nam_4.jpg

Alaska là một trong những vùng lãnh thổ chịu tác động mạnh mẽ nhất từ sự nóng lên toàn cầu. Bên cạnh cạnh vấn nạn diện tích băng giảm xuống, người dân và các sinh vật sống nơi đây còn chịu ảnh hưởng bởi sự dâng cao của mực nước biển.

thu_thach_10_nam_6.jpg

Các nhà khoa học ước tính rằng, có khoảng 8,2 tỷ tấn nhựa được đổ xuống biển mỗi năm, điều này khiến đại dương của chúng ta hiện chẳng khác gì một chiếc thùng rác khổng lồ. Đáng nói hơn, loại rác thải này phải mất đến hàng trăm, hàng ngàn năm để phân hủy và đương nhiên, trong một “thử thách 10 năm” ngắn ngủi thì chúng vẫn không hề bị biến chuyển gì.

thu_thach_10_nam_.jpg

Hai bức hình này chỉ ra sức tàn phá khủng khiếp của ngành khai thác cọ dầu lên đảo Borneo. Theo đó, để hình thành nên những trang trại cọ dầu, các cánh rừng nguyên sinh sẽ bị chặt bỏ hàng loạt. Những trang trại cọ dầu này cũng được cho là nguyên nhân gây nên 47% tổng diện tích rừng bị chặt hạ ở Borneo từ năm 2000.

thu_thach_10_nam_8.jpg

Dưới tác động của sự biến đổi khí hậu, bờ biển tuyệt đẹp của quần đảo Guadeloupe (thuộc Pháp) hiện đã bị “xâm lấn” bởi loài tảo nâu mang tên Sargassum.

thu_thach_10_nam_5.jpg

Sự suy giảm của diện tích băng cũng làm giảm cơ hội săn mồi của loài gấu Bắc Cực. Hình ảnh của những chú gấu gầy dơ xương, đặc biệt là vào mùa Hè, xuất hiện càng nhiều cũng chính là lời cảnh báo đầy ám ảnh tới loài người chúng ta!

Thảo Vy

Theo BS