Thiết bị làm mát cứu bệnh nhân đột quỵ khỏi bị tổn thương não
(Dân trí) - Các bệnh nhân đột quỵ đang được quấn trong một thiết bị, công nghệ cao làm mát cơ thể từ bên ngoài, nhằm bảo vệ bệnh nhân khỏi bị ảnh hưởng nguy hại đến não. Các nhà thần kinh học người Anh đã tham gia vào một thử nghiệm lớn mang tầm quốc tế để chứng minh rằng làm mát cơ thể sau đột quỵ là bảo vệ dây thần kinh, giảm số lượng tế bào não bị chết.
Trong khi tìm cách hạn chế tổn thương do đột quỵ gây ra, các bác sỹ đã tìm ra một phương thức mới là truyền nước lạnh giúp nhiệt độ cơ thể bệnh nhân giảm nhanh, sau đó mặc cho bệnh nhân một bộ “body suit” – giống như quần áo bó sát, bên trong có chứa chất lỏng lạnh để duy trì nhiệt độ cơ thể bệnh nhân ở mức thấp.
Hiện tại, bệnh nhân nhập viện do tai biến mạch máu não sẽ được điều trị bằng thuốc làm tan máu tụ trong não, có tên là “thrombolysis” hoặc các loại thuốc giúp thông mạch máu.
Các bệnh nhân người Anh ở Edinburgh và Luân Đôn đang được phục hồi thử nghiệm để chứng minh rằng việc giảm nhiệt độ cơ thể giúp ngăn chặn tầng hóa học các chất độc phát triển khi não bị tổn thương bởi máu tụ.
Hướng điều trị bằng thiết bị làm mát cơ thể đã được đưa vào sử dụng sau khi bệnh nhân nhập viện tối đa 3 tiếng, nhằm làm giảm nhiệt độ cơ thể bệnh nhân ở mức từ 340C đến 350C cùng với việc cho bệnh nhân uống thước làm tan máu tụ.
Do thiết bị làm mát cơ thể không thể làm giảm nhiệt độ cơ thể nhanh kịp nên bước đầu là giải pháp truyền nước lạnh vào cơ thể bệnh nhân.
Để không gây biến chứng, nhiệt độ cơ thể phải được theo dõi để đảm bảo nhiệt độ cơ thể không xuống quá thấp.
Sau đó, bác sỹ mặc một bộ “body suit” bó sát gồm 1 áo giống áo vest và hai miếng dán đùi cho bệnh nhân và đổ chất lỏng lạnh qua ống gắn vào máy theo dõi.
Thiết bị làm mát cơ thể này giúp duy trì nhiệt độ ở mức từ 340C đến 350C trong khoảng 6 giờ. Các bác sỹ khoa tim đã dùng biện pháp tương tự để bảo vệ não bệnh nhân sau khi bị đau tim, khi lượng oxi thấp do tuấn hoàn máu giảm dẫn đến suy não.
Năm 2002, hai nghiên cứu của Mỹ đã phát hiện ra rằng những bệnh nhân bị đau tim mà được làm mát cơ thể có thể tăng khả năng sống xót và não của họ hoạt động tốt hơn trong những tháng sau khi điều trị. Các kết quả nghiên cứu hoàn toàn thuyết phục, Hội Tim mạch Hoa Kỳ đã khuyến khích thực hiện giảm thân nhiệt trong điều trị bệnh nhân hôn mê sâu.
Việc thử nghiệm kỹ thuật làm mát cho những bệnh nhân đột quỵ được tiến hành trên 1.500 bệnh nhân ở 80 bệnh viện thuộc 21 quốc gia, bao gồm cả Anh. Các bệnh nhân được điều trị bằng phác đồ điều trị tiêu chuẩn hiện hành – dùng thuốc làm tan máu cục hoặc là vừa uống thuốc vừa dùng thiết bị làm mát cơ thể.
Ông Richard Perry, trưởng khoa khám và điều trị tại Trung tâm nghiên cứu bệnh Đột quỵ tại Bệnh viện Đại học London (UCLH), một trong những trung tâm thử nghiệm hàng đầu tại Anh cho biết: “Kỹ thuật làm mát cơ thể có tiềm năng lớn trong việc cứu chữa bệnh nhân đột quỵ khỏi bị liệt và nói ngọng. Trước đây, chúng ta chưa có nhiều cách để điều trị đột quỵ nhưng sau đó thuốc làm tan máu cục có tác động rất lớn trong điều trị căn bệnh này. Nhưng chúng ta cần phải làm tốt hơn”.
Một trong số những người được điều trị bằng kỹ thuật làm mát là ông Mark Harwood, 57 tuổi, làm nghề kế toán đến từ Luân Đôn. Ông bị đột quỵ trong khi đang ngồi ghế sau của một xe taxi. Ông nói: “Tôi cảm thấy choáng váng khi đang ngồi trong xe và thấy khó khăn trong việc sử dụng điện thoại. Tôi đã phải xuống xe và sau khi bước loạng choạng trên đường, cuối cùng tôi gọi xe cứu thương đưa tôi đến Trung tâm nghiên cứu bệnh Đột quỵ tại Bệnh viện Đại học London. Tôi bị liệt nửa người bên phải, chân, tay tôi không cử động được và tôi gặp khó khăn khi nói. Một lúc sau, tôi được truyền thuốc làm tan máu cục và bác sỹ Perry đến và giải thích rằng ông ấy muốn tôi điều trị thử nghiệm bằng kỹ thuật làm mát”.
Ông Harwood, mặc thiết bị làm mát trong hơn 6 tiếng trước khi được chỉ định làm ấm cơ thể lại. Sau đó, cơn đột quỵ của ông ấy bắt đầu giảm và ông có thể cử động chân tay của mình.
Hai tháng sau khi bị đột quỵ ông đã đi làm trở lại. Ông nói: “ Tôi vẫn chưa đi lại được như bình thường nhưng tôi đang bình phục khá nhanh”.
Các bệnh nhân vẫn đang được điều trị thử nghiệm cho đến sang năm. Kết quả sẽ được công bố trong năm 2018.
Trần Nhung (Theo Dailymail)