1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Thiên thạch nổ phát sáng trên bầu trời Nhật Bản

Một thiên thạch đã nổ tung và phát sáng trên bầu trời thủ đô Tokyo, Nhật Bản khi đâm vào bầu khí quyển Trái đất vào ngày thứ Năm tuần trước.

Thiên thạch nổ phát sáng trên bầu trời Nhật Bản - 1

Bức ảnh thiên thạch phát sáng do người phụ trách tại Bảo tàng thành phố Hiratsuka ở tỉnh Kanagawa, Nhật Bản vào sáng sớm ngày thứ Năm. Ảnh: KYODO.

Video cho thấy một ánh sáng kỳ lạ với những vệt màu xanh lục và tía bay trên bầu trời chỉ trong vài giây vào khoảng 2:30 sáng giờ địa phương ngày 1-7, trước khi ánh sáng tắt dần. 

Một trạm trong Hệ thống giám sát quốc tế của Tổ chức Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện cách vụ nổ gần 1.150 km đã đo được vật thể ngoài trái đất đi vào bầu khí quyển bằng sóng siêu âm. 

Thiên thạch nổ phát sáng trên bầu trời Nhật Bản - 2

Vụ nổ thiên thạch trên bầu trời Nhật Bản được đo bằng sóng siêu âm. 

Tổ chức Khí tượng Quốc tế (IMO) báo cáo rằng thiên thạch có thể nhìn thấy được từ một phần lớn của khu vực Kanto của Nhật Bản.

Một thông báo trên blog của IMO viết: “Chúng tôi tính toán năng lượng nguồn của tiểu hành tinh vào khoảng 150 tấn TNT. Với vận tốc giả định là 14 km/s và mật độ 3000 kg/m3, đường kính khoảng 1,6 m, với khối lượng khoảng 1,6 tấn!”.

Ông Daichi Fujii, người phụ trách bảo tàng thành phố Hiratsuka ở tỉnh Kanagawa, đã chụp được quả cầu lửa bằng camera được lắp đặt tại nhà của ông ở Hiratsuka. Nó băng qua bầu trời phía bắc từ tây sang đông, ông cho biết.

Thiên thạch nổ phát sáng trên bầu trời Nhật Bản - 3

Hình ảnh thiên thạch được camera giám sát bầu trời của Viện Công nghệ Tokyo chụp lại.

Đài quan sát thiên văn Nhật Bản cho biết một số quả cầu lửa vẫn được quan sát hằng tháng, nhưng rất hiếm khi mọi người nghe thấy bất cứ tiếng gì.

Năm 2013, một thiên thạch phát nổ trên khắp nước Nga và làm vỡ hàng nghìn cửa sổ ở thành phố Chelyabinsk. Thiên thạch này có khả năng lớn gấp 10 đến 20 lần thiên thạch phát nổ trên bầu trời Nhật Bản.

Việc thiên thạch xuất hiện là phổ biến, nhưng thiên thạch đủ lớn để tạo ra tiếng nổ là một sự kiện hiếm hơn, đặc biệt là khi nó đi qua một trong những thành phố lớn nhất trên thế giới. 

Theo Hồng Lê 

Báo Nhân dân