Tại sao một số loại ung thư là “ác tính bẩm sinh”?

(Dân trí) - Một nghiên cứu đột phá đã tìm ra lí do một số căn bệnh ung thư lại gây chết người hơn những loại khác, dù cho chúng có vẻ giống nhau.

Ung thư thận

Mô hình thận - Ảnh từ Viện Crick
Mô hình thận - Ảnh từ Viện Crick

Căn bệnh này phổ biến nhất ở những người thuộc độ tuổi 60-70. Các triệu chứng bao gồm:

• Tiểu ra máu

• Đau dai dẳng ở vùng lưng dưới hoặc cạnh sườn

• Đôi khi nổi u hoặc sưng ở sườn

Nghiên cứu, được đăng trên ba bài báo ở tạp chí Cell, đã phân tích căn bệnh ung thư thận ở 100 bệnh nhân.

Đội ngũ nghiên cứu tại Viện Crick đã thực hiện một kì công di truyền học phức tạp để tìm hiểu lịch sử bệnh ung thư. Nó hoạt động như một bài kiểm tra nguồn gốc của steroid.

Khi ung thư phát triển và tiến hóa, chúng biến đổi nhiều hơn và, cuối cùng, những phần khác nhau của khối u bắt đầu biến đổi theo những cách khác nhau.

Các nhà nghiên cứu lấy hàng chục mẫu từ các phần khác nhau của cùng một khối u và sau đó tìm hiểu xem chúng có mối liên hệ chặt chẽ như nào. Nó cho phép các nhà khoa học ghép lịch sử tiến hóa của toàn bộ khối u lại với nhau.

Tiến sĩ Turajlic cho biết: “Việc đó cũng cho chúng tôi biết khối u có thể phát triển hướng đến đâu”.

Cơ hội để thay đổi cách chăm sóc

Các nhà nghiên cứu có thể phân loại ung thư thận thành ba kiểu lớn:

• Ác tính bẩm sinh

• Lành tính

• Trung gian

Những khối u “ác tính bẩm sinh” có biến đổi nhanh và rộng và sẽ phát triển nhanh đến nỗi chúng có khả năng lan ra khắp cơ thể trước khi được phát hiện.

Việc phẫu thuật để loại bỏ những khối u gốc có lẽ sẽ trì hoãn việc dùng những loại thuốc có thể làm chậm lại sự phát triển của bệnh.

Những khối u lành lại hoàn toàn trái ngược và có thể phát triển chậm đến nỗi chúng không gây ra vấn đề gì cho bệnh nhân và có thể chỉ cần theo dõi.

Những khối u trung gian có khả năng lan ra chỉ một vị trí khác trong cơ thể và có thể điều trị bằng phẫu thuật.


Michael Mally, 72 tuổi, mắc ung thư thận.

Michael Mally, 72 tuổi, mắc ung thư thận.

Michael Mally, 72 tuổi, đến từ Luân Đôn, đã tham gia thử nghiệm ở Bệnh Viện Hoàng gia Marsden sau khi được chẩn đoán mắc ung thư thận.

Ông cho hay: “Rõ ràng những nghiên cứu như này rất quan trọng trong việc hiểu được cách ung thư thận tiến hóa qua thời gian như thế nào, và tôi mong điều này một ngày nào đó sẽ mang lại việc điều trị tốt hơn cho các bệnh nhân như tôi”.

Vẫn còn thử thách trong việc tìm hiểu làm thế nào để điều chỉnh tốt nhất phương pháp điều trị cho từng loại khối u, và thậm chí làm thế nào để tiến hành những thử nghiệm như thế này ở một bệnh viện chứ không phải một phòng thí nghiệm nghiên cứu.

Các công cụ được sử dụng trong nghiên cứu này sẽ được nghiên cứu trong những bệnh ung thư khác, gồm ung thư phổi.

Tiến sĩ Turajlic cho biết: “Chúng tôi không nghi ngờ gì việc chúng sẽ có thể được áp dụng với các loại ung thư khác”.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự biến đổi ban đầu dẫn tới ung thư thận đã xảy ra khoảng nửa thế kỉ trước khi bệnh ung thư được phát hiện.

Harpal Kumar, giám đốc điều hành Nghiên cứu Ung thư Vương Quốc Anh, nói rằng nghiên cứu này là “đột phá”.

Ông bổ sung: “Trong nhiều năm trời chúng tôi đã vật lộn với sự thật rằng các bệnh nhân có những chẩn đoán có vẻ rất giống nhau nhưng lại có kết quả rất khác nhau. Chúng tôi sẽ nghiên cứu từ lịch sử của những căn bệnh ung thư này để có được dự đoán tương lai tốt hơn. Điều này cực kì quan trọng vì hi vọng chúng tôi có thể dự đoán con đường căn bệnh ung thư phát triển với từng bệnh nhân và điều đó sẽ hướng chúng tôi tới phương pháp điều trị cá nhân hóa hơn”.

Lộc Xuân (Theo BBC News)