Tại sao chúng ta vẫn sử dụng các bản đồ chưa tốt?

(Dân trí) - Các nhà lý luận trái đất phẳng hãy đoán hộ xem điều này có nghĩa là gì: Nếu hành tinh không phải là một hình cầu, tại sao lại khó như vậy để đặt nó trên bản đồ phẳng?

Bản đồ AuthaGraph là bản đồ chính xác nhất trên thế giới, ít nhất là nếu bạn chỉ quan tâm đến kích thước tương đối của các nước.
Bản đồ AuthaGraph là bản đồ chính xác nhất trên thế giới, ít nhất là nếu bạn chỉ quan tâm đến kích thước tương đối của các nước.

Thoạt nhìn, vấn đề có vẻ đơn giản. Chỉ cần lấy một quả địa cầu, bóc lớp bên ngoài và đặt nó bằng phẳng. Xin chúc mừng, bạn đã có một bản đồ. Nhưng thật không dễ dàng: hình cầu không mở ra một cách dễ dàng thành hình chữ nhật, hoặc bất kỳ một hình dạng hai chiều, đó là vấn đề.

Không có cách thể hiện hành tinh chúng ta thành hai chiều mà có thể được hoàn toàn đúng. Đó là trong toán học. Nhưng các bản đồ có thể đạt được hết sức gần như thế, đó là lý do tại sao một bản đồ gần đây đã giành được giải thưởng thiết kế tốt của Nhật do đã thể hiện tốt địa cầu của chúng ta trên một bề mặt phẳng. Bản đồ thế giới AuthaGraph "thể hiện một cách trung thành tất cả các đại dương và lục địa bao gồm cả Nam Cực bị bỏ quên", theo trang web của giải thưởng.

Nó không phải là một bản đồ hoàn hảo, nhưng thậm chí đã đạt được gần như thế, kiến trúc sư Hajime Narukawa, tác giả của bản đồ AuthaGraph, đã phải ăn gian một chút. Thay vì cố gắng để bóc một quả địa cầu, ông chia bề mặt Trái Đất thành 96 hình tam giác và ánh xạ nó vào một tứ diện (hãy nghĩ như một kim tự tháp ba mặt). Từ đó, các khối tứ diện có thể được mở ra thành một hình chữ nhật (hoặc hình tam giác, nếu người xem bản đồ muốn) để tạo ra cách thể hiện tốt hơn nhiều hành tinh của chúng ta theo hai chiều, thậm chí trông nó hơi rệu rão một chút so với các bản đồ mà chúng ta quen thuộc hơn.

Tại sao chúng ta vẫn sử dụng các bản đồ chưa tốt? - 2

Narukawa tạo ra bản đồ AuthaGraph vào năm 1999. Sau khi nổi tiếng ở Nhật Bản vì độ chính xác, năm 2015 bản đồ này đã được đưa vào sách giáo khoa địa lý dùng trong trường trung học của nước này.

Vậy tại sao lại mất thời gian quá lâu để bản đồ chính xác này được phát triển, và thậm chí còn lâu hơn nữa để đưa nó vào sách giáo khoa? Với cùng một lý do là có rất nhiều bản đồ phẳng khác nhau ở vị trí thứ nhất: chúng phục vụ cho các mục đích khác nhau.

Khi cố gắng để bóc quả địa cầu và đặt nó bằng phẳng, bạn phải tính đến việc mất một vài điều: Các khu vực đất đai rộng lớn có đúng kích cỡ so với nhau? Khoảng cách giữa các địa điểm có chính xác? Tất cả mọi thứ có hình dạng đúng không?

Như một quy luật chung, bạn càng thực hiện một trong số các hạng mục này chính xác hơn, thì càng có nhiều hạng mục khác bị tổn hại. Thực sự khó để giải quyết cả ba vấn đề này trên một bản đồ. Ngay cả bản đồ AuthaGraph cũng phải hy sinh tính chính xác về khoảng cách và hình dạng để hiển thị chính xác những khu vực thích hợp của từng vùng đất rộng.

Bản đồ nổi tiếng nhất là bản đồ Mercator, bạn nhận ra đó là bản đồ được lựa chọn trong các trường học. Nó được người vẽ bản đồ nói tiếng Hà Lan Gerardus Mercator tạo ra năm 1569, và đã nhận nhiều chỉ trích vì đã làm cho các vùng đất rộng lớn gần các cực thể hiện lớn hơn rất nhiều so với chúng thực sự, như West Wing đã chứng minh cách đây 15 năm.

Nhưng ngay cả khi bản đồ Mercator có một mục đích, các đường thẳng của kinh độ và vĩ độ làm cho cho tàu thuyền đi lại trên đại dương dễ dàng, và nó đã được phổ biến rộng rãi trong nhiều thế kỷ như là một bản đồ định vị.

Lý do nó trở thành bản đồ được lựa chọn dùng trong trường học? Không ai thực sự chắc chắn, nhưng từ năm 1946, một số nhà bản đồ học đã tuyên bố rằng ưu tiên cho bản đồ xuất phát từ các động cơ của chủ nghĩa đế quốc, vì nó làm cho các nước châu Âu xuất hiện lớn hơn và do đó quan trọng hơn.

Ít nhất là bản đồ AuthaGraph không có vấn đề giống như thế. Nó không chỉ bảo toàn được kích thước tương đối của mỗi quốc gia, mà bạn còn có thể chọn bất kỳ một vị trí nào trên quả địa cầu làm tâm và nó sẽ là chính xác.

Linh Trang (Theo Popsci)