Sự thật về xương của “người tuyết” tìm thấy ở dãy Himalaya

(Dân trí) - Kết quả phân tích gen của những chiếc xương từng được cho rằng là của người tuyết “Yeti” đã tiết lộ thực tế chúng thuộc về các loài gấu ở Himalaya.

Sự thật về xương của “người tuyết” tìm thấy ở dãy Himalaya - 1

Cuộc tranh luận kéo dài hàng thế kỷ về sự tồn tại của người tuyết Yetti bí ẩn cuối cùng đã được dàn xếp sau khi các phân tích gen xác định nguồn gốc chính xác của những thứ vốn được cho là thuộc về người tuyết.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu chín mẫu vật được cho là của Yeti - trong đó có cả xương, răng và phân lấy từ dãy Himalaya và cao nguyên Tây Tạng - trong một phân tích “nghiêm ngặt nhất từ trước đến nay”.

Các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Buffalo đã phát hiện ra những thứ này thật ra là của một con chó, gấu đen châu Á, gấu nâu Himalaya và gấu nâu Tây Tạng.

Phân tích cho thấy các huyền thoại về người tuyết xấu xí – một sinh vật giống như một con khỉ đột khổng lồ trong văn hóa dân gian Himalaya - cũng chỉ có thế mà thôi.

Tiến sĩ Charlotte Lindqvist – trưởng nhóm nghiên cứu – cho hay: “những phát hiện của nhóm nghiên cứu khẳng định mạnh mẽ rằng nền tảng sinh học về huyền thoại người tuyết lại chính là các loài gấu địa phương. Nghiên cứu này đã chứng minh rằng di truyền học có khả năng sẽ làm sáng tỏ các bí ẩn tương tự khác”.


Các nhà khoa học đã phân tích chín mẫu vật của người tuyết Yeti, trong đó có xương, răng, mẫu phân và thấy rằng phần lớn chúng thuộc về các loài gấu.

Các nhà khoa học đã phân tích chín mẫu vật của người tuyết Yeti, trong đó có xương, răng, mẫu phân và thấy rằng phần lớn chúng thuộc về các loài gấu.

Đây không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học cố gắng phân tích ADN của các mẫu vật được cho là thuộc về người tuyết Yeti, cũng như không phải lần đầu tiên phát hiện sinh vật hoang đường này có liên quan tới loài gấu.

Ông Daniel Taylor – tác giả của cuốn Người tuyết Yeti: Sinh thái học của một điều huyền bí – đã mạo hiểm đến Barun, đây là một thung lũng hoang dã nằm ở chân núi Makalu ở Nepal để tìm câu trả lời. Ông cho hay, khi mới đặt chân đến đó, ông đã tìm thấy các dấu chân. Ông cũng đã nhìn thấy các dấu chân như vậy trước đây, nhưng những dấu chân này còn rất mới và ông không hề nghi ngờ chút nào về việc mình đã tìm thấy “người tuyết Yeti”.

Và câu hỏi được đặt ra là “thứ gì đã tạo ra những dấu chân này?”. Một thợ săn người địa phương nghĩ rằng đó là dấu chân của một con gấu leo cây.


Phần xương đùi được tìm thấy trong một hang động ở Tibe này từng được cho là của một người tuyết – nhưng phân tích gen cho thấy nó là của một con gấu.

Phần xương đùi được tìm thấy trong một hang động ở Tibe này từng được cho là của một người tuyết – nhưng phân tích gen cho thấy nó là của một con gấu.


Những phát hiện này có thể làm sáng tỏ nguồn gốc của huyền thoại về người tuyết.

Những phát hiện này có thể làm sáng tỏ nguồn gốc của huyền thoại về người tuyết.


Dấu chân “người tuyết” nổi tiếng được phát hiện năm 1951 trong một cuộc thám hiểm lên đỉnh Everest.

Dấu chân “người tuyết” nổi tiếng được phát hiện năm 1951 trong một cuộc thám hiểm lên đỉnh Everest.

Ông Taylor chưa bao giờ nghe về gấu leo cây sống trong khu vực này. Và bỗng nhiên, nhóm nghiên cứu đã có được lời giải thích về nguồn gốc của dấu chân này. Một con gấu sống trên cây sẽ phải ấn phần ngón chân bên trong xuống để ôm thật chặt”.

Và hiện giờ ông Taylor đã tin rằng các dấu chân Yeti là do một con gấu đen châu Á tạo ra, chúng sống trên cây và có ngón chân cái nằm ở vị trí đối diện vì vậy, dấu chân chúng để lại trông giống như của con người.

Mặc dù trước đây cũng đã có các nghiên cứu về người tuyết Yeti, nhưng tiến sĩ Lindqvist cho biết các dự án đó vẫn còn một số câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Nhóm nghiên cứu của bà đã phân tích các mẫu vật do các viện bảo tàng cũng như các cá nhân cung cấp, và đã so sánh với AND trong ty thể của 23 con gấu châu Á trước khi so sánh nó với gen của các loài gấu khác trên toàn thế giới.

Anh Thư (Theo The Sun)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm