Sinh viên tranh luận về rau chân vịt khiến chuyên gia “thua cuộc”

(Dân trí) - Hội đồng Thông tin Thực phẩm châu Âu đã thừa nhận sau khi những tranh luận khoa học của sinh viên dành thắng lợi đó là rau chân vịt có thể bảo quản lạnh, tích trữ và hâm nóng ở điều kiện thích hợp. Các chuyên gia đã rút lại lời khuyên không nên hâm nóng rau chân vịt.

Lời khuyên của cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu rằng không nên hâm nóng rau chân vịt đã bị lật lại sau khi bài báo được đăng trên The Independent đã gây ra một cuộc tranh cãi từ một sinh viên Hồng Kông trên danh nghĩa khoa học.

Có vẻ như Hội đồng Thông tin Thực phẩm châu Âu (EUFIC) thật ngây thơ khi cảnh báo rằng việc hâm nóng lại rau chân vịt và các loại rau ăn lá khác có thể tạo ra chất nitrosamine, một chất có thể gây ung thư và “Hội chứng Blue Baby” làm cho trẻ không có đủ ô xy trong máu.


Các chuyên gia đã rút ra lời khuyên của họ về việc không nên hâm nóng rau chân vịt

Các chuyên gia đã rút ra lời khuyên của họ về việc không nên hâm nóng rau chân vịt

Sau khi The Independent đăng tải câu chuyện về lời khuyên này, bài báo đã được một tờ báo ở Hồng Kông đăng lại. Một sinh viên có tên Albert đã quan tâm khi thấy mẹ anh bỗng nhiên ngừng ăn rau sau khi đọc bài báo đó vì lo sợ sẽ bị ung thư bởi vì trước đây bà luôn chuẩn bị sẵn thức ăn vào buổi tối và sẽ hâm nóng lại cho bữa trưa ở cơ quan vào ngày hôm sau.

Albert viết trong thư gửi cho báo The Independent “Tôi đã nói với bà ấy, đừng quá nhạy cảm với những tin tức trên báo cá biệt như vậy, nếu không trước hết mẹ sẽ bị ung thư đại trực tràng chỉ vì không ăn rau”. Cậu sinh viên cho biết “Bà ấy đã không tin tôi, cả gia đình tôi cũng không có một ai tin lời tôi”.“Tôi nghĩ, chắc hẳn đã có rất nhiều người bị ảnh hưởng bởi bài báo đó và…tôi nghĩ rất nhiều vấn đề có thể xảy ra”.

Sau đó Albert đã gửi một chuỗi những lời than phiền tới tờ báo ở Hồng Kông, nhưng họ “chỉ đổ trách nhiệm cho The Independent”.

Không nản lòng, Albert sau đó đã phàn nàn với The Independent, anh cho rằng anh đã bị “xúc phạm” và mô tả lời khuyên ăn rau chân vị hâm lại có thể gây ung thư, được dựa trên những bằng chứng có mục đích, là vô nghĩa.

Trợ lý ban liên lạc độc giả của The Independent sau đó đã chỉ rõ lời khuyên này được đăng trên trang thông tin điện tử của EUFIC. Chỉ dựa vào điểm này, rất nhiều người đã từ bỏ việc hâm lại rau chân vịt.

Albert đã từ chối thừa nhận thất bại này. Thay vào đó anh đã gửi cho EUFIC một bản tranh luận chi tiết và hoàn chỉnh với hai bảng số liệu đi kèm.

Một quan chức của EUFIC đã gửi thư điện tử trả lời cho Albert, trong thư nói rằng họ đã gỡ bỏ lời khuyên đó và họ “đánh giá rất cao việc dành thời gian góp ý của anh và các góp ý đó cũng sẽ được sử dụng khi họ chuẩn bị đăng tải những bài đọc mới về chủ đề này”.

Một phát ngôn viên của EUFIC đã xác nhận tin tức với The Independent: “Chúng tôi vừa mới xóa nội dung này khỏi trang web vì các thông tin đã lỗi thời và không còn phản ánh các khuyến cáo hiện thời của chính quyền châu Âu – những cơ quan này không đưa ra lời khuyên chống lại việc hâm nóng rau chân vịt nếu tuân thủ quy trình bảo quản và hâm nóng thích hợp. “Khi ở trong điều kiện bảo quản lạnh và hâm nóng thích hợp, rau chân vịt có thể hâm lại được”. Bà đã trích dẫn một báo cáo khoa học từ năm 2010 về đề tài Nitrat và Nitrit trong chế độ ăn uống: làm cách nào để đánh giá lợi ích và rủi ro đối với sức khỏe con người vàquan điểm của Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu”.

Cho đến khi Albert liên lạc, EUFIC vẫn đưa ra quan điểm về sự nguy hiểm của việc hâm nóng lại rau chân vịt vẫn được đưa ra như sau: Các loại rau ăn lá có thể chứa hàm lượng nitrat cao, chất này rất có hại vì nó có thể chuyển thành nitrit và sau đó là nitrosamine, trong đó có một số chất gây ung thư. Những chất này cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển ô xy của máu và có thể gây ra Hội chứng Blue Baby. Họ khuyên không nên hâm lại rau chân vịt để giảm thiểu nguy cơ tạo ra chất nitrosamine.

Tuy nhiên, trong thư gửi cho EUFIC, Albert đã nói rằng anh ấy “hơi thất vọng” về chất lượng của lời khuyên này và anh đã đưa ra lý do của mình: “Nitrat trong thức ăn có thể chuyển hóa thành Nitrit với sự hiện diện của các enzym và vi khuẩn nhất định. Nitrit phản ứng với các aminô axit để tạo thành nitrosamine nếu có điều kiện thích hợp, ví dụ như nhiệt độ cao và môi trường axit”.“Sự chuyển hóa đó là đúng về mặt lý thuyết, nhưng bài bào đã quá tổng quát để đưa ra một kết luận mà yêu cầu độc giả thực hiện những hành động mang tính chủ động”. “Quý báo có thể cung cấp các thông cáo về nguồn nghiên cứu việc kiểm tra mức độ của nitrit/nitrosamine còn lại sau 24 giờ lưu giữ rau chân vịt trong tủ lạnh không?” “quan điểm của tôi là vẫn chưa có một thí nghiệm thực tế nào về vấn đề này cả, các bạn không đủ bằng chứng để thay đổi cách sống của cộng đồng. Rất nhiều người vẫn hâm nóng thức ăn của họ cho bữa trưa ở cơ quan”.

“Các bạn nên biết rằng chất độc không chỉ là sự hiện diện của một chất có hại, mà còn ở hàm lượng của nó nữa. Tôi đồng ý rằng nitrat có khả năng chuyển hóa thành nitrit nhờ những vi khuẩn tồn tại một cách tự nhiên. Tuy nhiên, lượng nitrit tồn tại ở thời điểm chúng ta ăn vào mới là vấn đề mà chúng ta cần cẩn trọng, chứ không phải chỉ đơn giản là sự hiện diện của nó.”

Minh Trang (Theo Independent )