1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Sắp có mưa sao băng "bùng nổ" với 200 vệt mỗi giờ

(Dân trí) - Hãy lên kế hoạch ngay từ bây giờ để thức khuya hoặc đặt chuông báo thức để quan sát một màn trình diễn sẽ làm thắp sáng bầu trời đêm của sao băng. Được biết đến là cơn mưa sao băng sáng và có tốc độ nhanh diễn ra hàng năm, mưa sao băng Perseid được dự đoán sẽ mang đến một trong những cơ hội ngắm sao băng tốt nhất trong năm nay.

Mưa sao băng Perseid thường diễn ra vào khoảng tháng 8 hàng năm, khi Trái Đất đi xuyên qua phần đuôi gồm những mảnh vỡ do một ngôi sao chổi cổ đại để lại. Năm nay, Trái Đất có thể sẽ tiếp xúc với đuôi sao chổi này gần hơn so với bình thường và tạo ra cơn mưa sao băng với màn trình diễn ngoạn mục.

Bill Cooke từ Văn phòng Môi trường Thiên thạch của NASA ở Huntsville, Alabama cho biết “Dự báo thời tiết đang dự đoán về một lần bùng nổ của Perseid năm nay với số lượng sao băng gấp đôi bình thường vào đêm ngày 11 - 12/8. Trong điều kiện hoàn hảo, có thể lên tới 200 sao băng mỗi giờ”.

Một lần bùng nổ là một trận mưa sao băng với số lượng sao lớn hơn bình thường. Lần bùng nổ gần đây nhất của Perseid xảy ra từ năm 2009.

Hình ảnh một cơn mưa sao băng Perseid làm thắp sáng bầu trời đêm tháng 8/2009. Các nhà thiên văn mong đợi một trận bùng nổ tương tự của Perseid vào cuối tuần này. (Ảnh: NASA)
Hình ảnh một cơn mưa sao băng Perseid làm thắp sáng bầu trời đêm tháng 8/2009. Các nhà thiên văn mong đợi một trận bùng nổ tương tự của Perseid vào cuối tuần này. (Ảnh: NASA)

Mỗi sao băng Perseid là một mảnh nhỏ của ngôi sao chổi Swift – Tuttle có quỹ đạo vòng quanh Mặt trời trong 133 năm. Mỗi lượt vòng qua bên trong hệ mặt trời, nó có thể để lại hàng nghìn tỉ các hạt nhỏ trong vệt đuôi của mình. Khi Trái Đất băng qua con đường đầy các mảnh vỡ này của Swift – Tuttle, các hạt bụi do sao chổi để lại va chạm vào bầu khí quyển của Trái Đất và tan ra trong chớp sáng. Theo chuyên gia Sarah Lewin của Space.com, những sao băng này được gọi là Perseid vì “chúng có thể xuất hiện trên khắp bầu trời, nhưng nhìn chúng luôn có vẻ như đang bay ra khỏi chòm sao Perseus”.

Hầu hết trong các năm, Trái Đất chỉ có thể sượt qua cạnh của đuôi sao chổi Swift – Tuttle, nơi có ít vật chất hơn. “Thỉnh thoảng, mặc dù lực hấp dẫn của Sao Mộc lôi kéo mạng lưới khổng lồ của vệt bụi này lại gần hơn, Trái Đất vẫn lặn lội tới gần khu vực ở giữa, nơi có nhiều vật chất hơn và kết quả là chúng ta sẽ nhìn thấy nhiều sao băng hơn” – chuyên gia Eric Mack giải thích trên CNet.

Làm thế nào để quan sát Mưa sao băng Perseid?

Trái Đất đi vào vùng quỹ đạo có các mảnh vụn của sao chổi Swift – Tuttle từ ngày 17 – 24/8 với đỉnh điểm của trận mưa sao băng này – khi Trái Đất khi vào vùng có nhiều hạt bụi nhất – là ngày 12/8. Điều này có nghĩa là bạn chỉ có thể nhìn thấy số lượng sao băng nhiều nhất trong một thời gian ngắn xung quanh đỉnh, nhưng bạn vẫn sẽ có thể nhìn thấy sao băng sau lúc đó.

Cách tốt nhất để quan sát mưa sao băng Perseid là đi ra ngoài vào lúc nửa đêm và bình minh ngày 12/8. Cho phép mắt bạn làm quen với bóng tối trong khoảng 45 phút. Nằm ngửa lưng ra và nhìn thẳng lên bầu trời. Đối với các nhà thiên văn ở khu vực bầu trời có nhiều mây hoặc bị ô nhiễm ánh sáng, một chương trình truyền hình trực tiếp về Mưa sao băng Perseid sẽ được phát sóng thông qua Ustream suốt đêm ngày 11-12/8 và 12-13/8 bắt đầu từ lúc 10 giờ tối ET tức là 3 giờ sáng GMT.

Một số thông tin về Mưa sao băng Perseid

Mưa sao băng Perseid di chuyển với một tốc độ sắc bén là khoảng 132.00 dặm/giờ (59km/giây). Tốc độ này nhanh hơn 500 lần so với chiếc xe nhanh nhất trên thế giới. Ở tốc độ đó, thậm chí là chỉ một tẹo bụi cũng có thể tạo thành một vệt sáng chói lọi khi nó va chạm với bầu khí quyển Trái Đất. Nhiệt độ cao nhất tại mọi điểm có thể lên tới 3.000 tới 10.000 độ F khi chúng băng qua bầu trời.

Các sao băng Perseid không gây nguy hiểm cho Trái Đất. Hầu hết chúng bốc cháy ở 50 dặm phía trên hành tinh của chúng ta. Nhưng một cuộc bùng nổ cũng có thể gây rắc rối cho tàu vũ trụ.

Giới thiệu về Văn phòng Môi trường Thiên thạch

Công việc của Cooke là giúp cho NASA hiểu và chuẩn bị trước cho những rủi ro mà sao băng có thể mang lại. Ông dẫn đầu một nhóm chuyên gia về sao băng ở Văn phòng Môi trường Thiên thạch của Trung tâm Bay Vũ trụ Marshall của NASA. Họ nghiên cứu các thiên thạch trong không gian để nhờ đó mà NASA có thể bảo vệ các vệ tinh, tàu vụ trụ của họ và thậm chí là cả các nhà du hành trên Trạm Vũ trụ Quốc tế khỏi những mảnh vụn không gian nhỏ bé.

Anh Thư (Tổng hợp)