Ruồi giấm không cần ngủ nhiều như những động vật khác để… sống sót
(Dân trí) - Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Hoàng gia Luân Đôn hiện mới phát hiện ra rằng, đối với ruồi giấm đực (Drosophila melanogaster), giấc ngủ có thể không phải là mệnh lệnh sinh học mà chúng ta từng nghĩ.
Một trong những lý do khiến giấc ngủ được coi là cần thiết cho cuộc sống là vì tất cả các loài động vật đều ngủ, vì vậy các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên khi tìm thấy một số con ruồi cần rất ít việc ngủ.
Để giữ cho ruồi tỉnh táo nhóm nghiên cứu đã nhốt chúng trong một ống thủy tinh được nối với một hệ thống giám sát tự động phát hiện khi không có chuyển động trong 20s. Nếu một sai sót của hoạt động xảy ra, ống sẽ quay và đánh thức con ruồi buồn ngủ.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng những con ruồi đực bị mất ngủ liên tục thực tế không chết sớm hơn những con bạn đang ngủ ngon lành. Tuy nhiên, đối với ruồi cái, cái chết xảy ra sớm hơn 3,5 ngày. Điều đó nghe có vẻ không đáng kể nhưng nó liên quan đến khoảng 7 - 9% tuổi thọ trung bình của những con ruồi giấm (40-50 ngày).
Những con cái trong cuộc sống hàng ngày của chúng thực sự cần ngủ ít hơn trung bình so với con đực, vì vậy, điều đáng ngạc nhiên là chúng nhạy cảm hơn với tình trạng thiếu ngủ lâu dài, cần nhiều thời gian hơn để hồi phục và chết sớm hơn.
Nghiên cứu này là một thử nghiệm có kiểm soát trong phòng thí nghiệm. Trong tự nhiên, có khả năng rằng việc “bỏ đói” trong giấc ngủ như vậy sẽ có tác dụng kích thích, khiến ruồi có nguy cơ ít bị săn mồi nhiều hơn.
Không phải là không có hậu quả gì khi không ngủ. Thực tế chúng ta sẽ nghiên cứu ảnh hưởng đến hiệu suất tinh thần ở ruồi trong các thí nghiệm trong tương lai nhưng nghiên cứu mới của các nhà khoa học đã đặt câu hỏi liệu thiếu ngủ có gây ra cái chết hay không?
Khôi Nguyên (Theo IFL Science)