Rạng sáng mai sẽ có mưa sao băng Draconid

(Dân trí) - Mưa sao băng Draconid xuất hiện trên bầu trời khi loạt mưa sao băng này đạt đỉnh vào cuối tuần này.

Rạng sáng mai sẽ có mưa sao băng Draconid - 1

Cách để xem mưa sao băng Draconid trực tuyến

Dịch vụ kính thiên văn rô-bốt Slooh sẽ phát sóng trực tuyến mưa sao băng Draconid trên trang chủ vào lúc 21h tối thứ Bảy tức mùng 7/10 theo giờ Anh (tức 3h sáng Chủ nhật 8/10 tại Việt Nam).

Slooh sẽ sử dụng dữ liệu của một số máy ảnh ánh sáng thấp được lắp đặt tại đài quan sát ở Viện Vật lý thiên văn đóng tại quần đảo Canary cũng như dữ liệu được cung cấp bởi các đối tác khác trên toàn cầu.

Bạn cần phải đăng ký thành viên của Slohh mới có thể xem được sự kiện trực tuyến này.

Cách quan sát trực tiếp mưa sao băng Draconid trên bầu trời đêm

Theo dự kiến, mưa sao băng Draconid sẽ đạt đỉnh vào tối Chủ nhật.

Để có thể quan sát trận mưa này được rõ ràng, bạn nên đến những khu vực nông thông không có ánh đèn điện.

Bạn sẽ không cần một thiết bị chuyên dụng nào – chẳng hạn như kính viễn vọng hay ống nhòm – mà bạn có thể quan sát mưa sao băng bằng mắt thường.

Theo trang mạng về vũ trụ Earthsky.org, “không giống như phần lớn các cơn mưa sao băng khác, mưa sao băng Draconid có thể quan sát tốt nhất vào buổi chiều tối – thay vì trước bình minh như thông lệ”.

Bạn hãy nhớ rằng, cho dù bạn ở nơi nào trên Trái Đất, thì trận mưa sao băng này cũng sẽ đạt đỉnh vào buổi tối.

Nếu bạn ở châu Âu, bắc Mỹ và châu Á thì bạn đang ở những khu vực tốt nhất để quan sát mưa sao băng Draconid.

Mưa sao băng Draconid là gì?

Mưa sao băng Draconid được tạo ra khi Trái Đất đi vào vùng bụi do sao chổi 21P/Giacobini-Zinner để lại.

Sao chổi 21P/Giacobini-Zinner được nhà khoa học Michel Giacobini phát hiện vào ngày 20 tháng 12 năm 1900. Tiếp theo phát hiện của Giacobini, năm 1913 nhà khoa học Ernst Ainner cũng đã quan sát được ngôi sao chổi này và gắn thêm họ của mình vào tên của ngôi sao chổi.

Ngôi sao chổi này mất khoảng 6,6 năm để đi được một vòng quanh mặt trời.

Sau sự kiện được kỳ vọng này, cơn mưa sao băng tiếp theo – mưa sao băng Orionid cũng sẽ diễn ra vào cuối tháng này, và thường đạt đỉnh vào ngày 21/10.

Anh Thư (Theo Express)