1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Quá trình băng tan đang diễn ra nhanh chóng qua video thời gian

(Dân trí) - Từ Greenland tới Nam cực, băng tan là dấu hiệu của hiện tượng ấm lên toàn cầu.Theo dõi quá trình băng tan là một trong những cách thức theo dõi diễn biến của biến đổi khí hậu trên Trái Đất. Để minh họa tốc độ của quá trình băng tan, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ time-lapse để giúp công chúng hình dung rõ hơn về vấn đề này.

Trong một bài báo được đăng vào tuần trước, Hiệp hội Địa chất Mỹ đã giới thiệu những bức ảnh vô cùng ấn tượng về quá trình băng tan (theo thời gian trước-sau) của các núi và sông băng trên khắp thế giới trong vòng một thập kỷ qua. Các bức ảnh hầu hết đều do nhiếp ảnh gia James Balog chụp và là một phần của dự án Extreme Ice Survey ghi lại diễn biến của quá trình tan băng từ năm 2007 tới 2015. Các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ video tua nhanh (time-lapse) để biểu diễn tốc độ tan băng của núi băng Mendenhall tại Alaska (Mỹ). Kết quả cho thấy núi băng đã mất đi (hay co lại) một đoạn dài 550 m.

Quá trình băng tan đang diễn ra nhanh chóng qua video thời gian

Trong cuộc trả lời phóng vấn trên tờ The Washing Post, nhiếp ảnh gia Balog cho rằng những bức ảnh sống động và chân thật về quá trình băng tan sẽ có những tác động ngay lập tức tới công chúng: “Khi bạn có thể truyền tải về một vấn đề thực tế đang diễn ra bằng trực quan hơn là qua những con số và bản đồ khô khan, điều đó sẽ giúp bạn có thể tác động và gây được ảnh hưởng tới mọi người”.

Không chỉ ở Greenland và Nam cực, Balog còn ghi lại diễn biến băng tan ở nhiều nơi khác trên thế giới như Alaska và Châu Âu nơi có các núi và sông băng với quy mô nhỏ hơn. Kết quả cho thấy, tại những nơi này tốc độ tan băng còn nhanh hơn tại hai cực. Sự biến mất của núi và sông băng sẽ có những tác động không nhỏ tới cộng đồng dân cư như giảm nguồn nước ngọt tự nhiên hoặc có thể xảy ra những trận lũ lớn tàn phá nhà cửa và mùa màng.

Hình ảnh của sông băng Stein trên dãy Alps ở Thụy Sĩ vào 9/2011
Hình ảnh của sông băng Stein trên dãy Alps ở Thụy Sĩ vào 9/2011
Hình ảnh sông băng Stein vào tháng 8/2015. Sông băng này cũng co lại khoảng 550 m từ 2006-2015
Hình ảnh sông băng Stein vào tháng 8/2015. Sông băng này cũng co lại khoảng 550 m từ 2006-2015

Theo nhóm tác giả bài báo: “Rất có thể băng sẽ không thể phục hồi trở lại tại những nơi xảy ra băng tan. Khi đó, rừng hay các lớp phủ thực vật khác có thể thế chỗ, phủ lên cảnh quan nơi đó. Những bức ảnh ghi lại quá trình tan băng như trên thực sự vô cùng quí giá để công chúng có thể biết đến sự tồn tại của núi và sông băng mà rất có thể chúng ta sẽ không bao giờ còn thấy lại chúng”

Huế Viên (Theo Independent)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm