1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Phát hiện vụ nổ thiên thạch gấp 10 lần bom nguyên tử trong khí quyển Trái Đất

(Dân trí) - Vụ nổ mạnh gấp 10 lần so với quả bom nguyên tử rơi xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản). Không quân Hoa Kỳ đã phát hiện một vụ nổ này vào cuối năm 2018 nhưng vừa qua mới công bố thông tin.

Vụ nổ mạnh này đã không được dự đoán trước. Nó nổ tung vào khoảng giữa trưa giờ địa phương nhưng vì tác động chủ yếu xảy ra trên biển nên nó không được chú ý rộng rãi.

Phát hiện vụ nổ thiên thạch gấp 10 lần bom nguyên tử trong khí quyển Trái Đất - 1
Vụ nổ thiên thạch cực lớn đã xảy ra liên quan đến một thiên thạch trong bầu khí quyển Trái Đất, nhưng ngay cả NASA cũng không biết.

Tảng đá thiên thạch lớn nổ tung và bị đốt cháy thông qua tầng khí quyển với tốc độ 116.000 km/htrước khi nổ tung.

Đó là vụ nổ mạnh nhất trong bầu khí quyển Trái Đất kể từ khi một vụ nổ lớn làm rung chuyển khu vực Chelyabinsk của Nga năm 2013. Vụ nổ có trọng lượng 173 kiloton mạnh hơn 40% so với vụ nổ ở Chelyabinsk.

Trao đổi với báo chí, Lindley Johnson, nhân viên phòng thủ hành tinh tại NASA nói rằng một quả cầu lửa lớn như vậy chỉ có thể xảy ra trong khoảng 2,3 lần trong 100 năm. NASA theo dõi một số vật thể được gọi là gần Trái Đất, nhưng không có vật thể này trong phạm vi.

Trên thực tế, Johnson tiết lộ rằng NASA chỉ phát hiện ra tác động khi được Không quân Hoa Kỳ thông báo, hệ thống phát hiện của họ đã phát hiện ra vụ nổ lớn. Thiên thạch năm 2013 của Chelyabinsk đã che giấu một lỗ hổng của hành tinh sau khi không ai thấy nó xảy ra

Trên thực tế, có thể nói, không có vật thể lớn nào có khả năng tấn công Trái Đất trong vài trăm năm tới.

Mặc dù một tiểu hành tinh lớn có thể gây ra thiệt hại cục bộ lớn xung quanh một vị trí bị ảnh hưởng, nhưng nó cần phải có kích thước gấp khoảng 20 lần để gây ra vấn đề trên phạm vi toàn cầu.

Trang Phạm (Theo The Sun)