1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Phát hiện trường hợp ung thư xương hiếm gặp ở tổ tiên loài rùa các đây 240 triệu năm

(Dân trí) - Đây là trường hợp ung thư sớm nhất được ghi nhận ở động vật có màng ối.

Phát hiện trường hợp ung thư xương hiếm gặp ở tổ tiên loài rùa các đây 240 triệu năm - 1

Hình minh họa Pappochelys rosinae, một tổ tiên của loài rùa hiện đại, nay đã tuyệt chủng. Một mẫu hóa thạch của loài này đã được chẩn đoán là mắc ung thư xương. 

Theo nghiên cứu được công bố trực tuyến ngày 7 tháng 2 trên trang JAMA Oncology, một khúc xương hóa thạch 240 triệu năm tuổi của tổ tiên loài rùa hiện đại có dấu hiệu rõ rệt của một dạng ung thư rất hiếm gặp: u ác tính màng xương (Osteoblastome). Mẫu hóa thạch từ Ky Tam Điệp này là trường hợp sớm nhất được ghi nhận mắc ung thư của động vật có màng ối (nhóm các động vật bốn chân đẻ trứng có màng nhằm thích nghi với việc sinh tồn trên cạn).

Xương đùi trái hóa thạch của loài rùa không mai Pappochelys rosinae (đặc trưng bởi các xương sống và xương sườn tạo thành cấu trúc gần giống mai rùa hiện đại) đã được tìm thấy ở Tây Nam nước Đức vào năm 2013. Sự phát triển bất thường của xương đã khiến một nhóm các nhà cổ sinh vật học và bác sĩ phân tích mẫu hóa thạch bằng phương pháp chụp cắt lớp siêu vi, kỹ thuật giúp cung cấp hình ảnh ba chiều bên trong đối tượng.

“Khi thấy rằng đây không phải là trường hợp gãy xương hay nhiễm trùng, chúng tôi bắt đầu xem xét các nguyên nhân khác. Kết luận là thể màng xương u ác tính (Osteoblastome)”, Yara Haridy, nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng für Naturkunde ở Berlin cho biết. “Có vẻ gần giống như dạng ung thư mà loài người chúng ta đang gặp”, ông nói.

Phát hiện trường hợp ung thư xương hiếm gặp ở tổ tiên loài rùa các đây 240 triệu năm - 2

Hình chụp cắt lớp siêu vi mẫu xương hóa thạch - mã số SMNS 91680 bằng máy quét nano, sự bất thường được chẩn đoán là dạng ung thư rất hiếm gặp.

Kết quả chụp và phân tích được cho là tốt nhờ mẫu còn nguyên vẹn. Như nhiều trường hợp thường thấy trong cổ sinh vật học, kết quả nghiên cứu này bị hạn chế bởi thiếu xác nhận mô bệnh học vì các mô mềm không còn; do đó không thể nhuộm chuyên môn khối u để phân tích sâu hơn.

Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy ung thư đã diễn ra sớm nhất vào Kỷ Tam Điệp. Rõ ràng bệnh ung thư không phải một khiếm khuyết sinh lý hiện đại mà là một lỗ hổng gien bắt nguồn từ lịch sử tiến hóa của động vật có xương sống.

Tùng Anh

Theo Sciencenews