1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Phát hiện nền văn minh cổ xưa chưa từng được biết đến tại Ấn Độ

(Dân trí) - Những bức tranh khắc đá được tìm thấy từ 52 địa điểm khác nhau miêu tả về đời sống con người, các loài chim, động vật… tại Ấn Độ đang được các nhà khoa học cho rằng là một nền văn minh hoàn toàn mới được phát hiện.

Theo thông tin mới nhất từ các nhà khảo cổ học đến từ Konkan, Maharashtra, Ấn Độ, các bức tranh khắc trên đá dự đoán có thể có tuổi đời khoảng 10.000 năm trước Công Nguyên.

Điểm đặc biệt của di chỉ mới được phát hiện tại Ấn Độ này đó là bên cạnh một phần bị vùi dưới lớp đất dày thì một phần vẫn có thể được nhìn thấy. Thậm chí nó còn được cư dân địa phương coi là khu vực linh thiêng.


Những hình vẽ kì lạ xuất hiện tại Ấn Độ được cho là của một nền văn minh lần đầu được biết đến có niên đại 10.000 năm trước Công nguyên.

Những hình vẽ kì lạ xuất hiện tại Ấn Độ được cho là của một nền văn minh lần đầu được biết đến có niên đại 10.000 năm trước Công nguyên.

Dựa trên những hình vẽ khắc đá, các nhà khảo cổ học nhận định các hình khắc này miêu tả lại cuộc sống của con người thời cổ, chim muông, các loại động vật khác và các biểu tượng hình học khá đặc biệt. Và đây cũng chính là một trong những yếu tố rất quan trọng giúp các nhà khảo cổ học đưa ra nhận định ban đầu đó là một nền văn minh tại Ấn Độ xa xưa nhất từng được tìm thấy.

“Nhận định của chúng tôi đầu tiên chính là thời điểm tồn tại của nền văn minh này ít cũng phải vào khoảng 10.000 năm trước Công Nguyên”, Tejas Garge, một nhà khảo cổ học trong đoàn khám phá cho biết.

Người khởi xướng dự án đi tìm nền văn minh cổ xưa này là Sudhir Risbood và Manoj Marathe. Trong suốt quá trình tìm kiếm nhiều địa điểm khác nhau, các nhà khảo cổ học đã nhận được sự giúp đỡ không nhỏ của cộng đồng cư dân bản địa.

“Để tìm ra nền văn minh hoàn toàn mới này, chúng tôi đã phải đi chuyển tới hàng nghìn km. Nếu không có sự giúp dỡ của người dân địa phương và các thành viên khác gửi liên tục các ảnh chụp về thì chắc chắn gặp nhiều khó khăn để tìm ra được. Không chỉ thế, chúng tôi còn khuyến khích các sinh viên và những người lớn tuổi trong làng để nhờ giúp sức”, Tejas Garge, nhà khảo cổ học trong đoàn khám phá nhấn mạnh.

Thực tế, đoàn khảo cổ học này cũng đã tìm được rất nhiều các hình tương tự ở nhiều địa điểm khác nhau. Tuy nhiên, chỉ 5 trong số đó được đánh giá cao bởi nội dung miêu tả khá đầy đủ cuộc sống của người cổ”.

Trước những nỗ lực của các nhà khảo cổ học, chính phủ Ấn Độ vừa qua quyết định tiếp tục hỗ trợ đoàn với khoản tiền lên tới 32 triệu USD để các nhà khoa học có thể làm rõ hơn về nền văn minh cổ xưa này.

Khôi Nguyên (Theo Inquisitr)