Phát hiện loài rắn mới tấn công ngang

(Dân trí) - Các nhà sinh vật học đã phát hiện một loài rắn stiletto mới sống ở phía tây Liberia và đông nam Guinew. Phát hiện này, được kể chi tiết trên tạp chí Zoosystematics và Evolution, đưa ra thêm bằng chứng về sự đa dạng sinh học phong phú của khu vực này.

loai ran.jpg

Trong khi tiến hành khảo sát thực địa ở các cánh rừng tại khu vực này, các nhà nghiên cứu bò sát đã xác định được ba mẫu vật rắn stiletto khác thường. Sau đó các nhà khoa học đã xác nhận ba mẫu vật này không liên quan tới tất cả những loài rắn stiletto đã biết.

Đội nghiên cứu đã đặt tên cho loài rắn mới là Atractaspis branchi, hay rắn stiletto của Brand – để vinh danh William Roy Branch, nhà nghiên cứu bò sát tài giỏi người châu Phi.

Các nhà nghiên cứu viết trong báo cáo: “Phát hiện về một loài rắn đào hang mới và có lẽ là đặc hữu từ các cánh rừng phía tây Thương Guinea không phải là điều rất bất ngờ. Tuy nhiên, cần tiến hành thêm các khảo sát để phân tích phạm vi của loài rắn mới, và thu thập thêm thông tin về nhu cầu sinh thái và đặc tính sinh học của chúng”.

Rắn stiletto đôi khi được gọi là rắn cắn ngang vì một chiếc răng nanh hướng sang ngang cho phép chúng tấn công và tiêm nọc độc vào con mồi từ bên cạnh. Loài rắn khác thường này thậm chí có thể thực hiện một cú tấn công ngang khi ngậm miệng.

loai ran 1.jpg

Răng nanh của rắn stiletto nhô ra sang ngang - Ảnh từ African Snakebite Institute.

Đôi khi được gọi là rắn lục chuột chũi hay rắn độc đào đất, hầu hết nọc độc của rắnstiletto không đủ độc để gây thương tổn cho loài người, nhưng một số loại tiết ra nọc độc đủ độc để gây hoại tử mô.

Những người huấn luyện rắn thường giữ rắn bằng cách cầm phía sau đầu chúng, nhưng cách cầm như thế sẽ không giúp bảo vệ những người huấn luyện khỏi chiếc răng nanh ngang của một con rắn stiletto.

Các nhà khoa học dự đoán loài vật mới này thích bìa rừng mưa và rừng mưa nguyên sinh, nhưng trong khi một mẫu vật được thu thập trong đám thực vật rừng đất thấp, hai mẫu vật còn lại được tìm thấy giữa những cây chuối, cây sắn và cà phê.

Lộc Xuân (Theo UPI)