Phát hiện hóa thạch hiếm của cá kiếm 100 triệu năm tuổi ở Úc

(Dân trí) - Hai gia đình đến thăm một địa điểm phát hiện hóa thạch tự do ở tây bắc bang Queensland, Úc, trong thời gian nghỉ đã phát hiện ra hóa thạch "cực kỳ hiếm" thuộc về một sinh vật như cá kiếm sống khoảng 100 triệu năm trước đây.

Theo North Queensland Register, mõm hoàn chỉnh của sinh vật này được xác định là Australopachycormus hurleyi, là cá vây tia dài gần 3 mét, được phát hiện tại vùng đất săn bắn của gia đình Johnston. Sau đó một tuần, một gia đình khác lại phát hiện ra một hộp sọ hoàn chỉnh, răng, cột sống, và vây trước của loài cá này tại cùng một địa điểm.

Phát hiện hóa thạch hiếm của cá kiếm 100 triệu năm tuổi ở Úc - 1

"Lúc đầu chúng tôi nghĩ rằng đó là một chiếc răng của một loài bò sát khổng lồ, vì nó rất lớn và có hình nón" Mirjam Johnston cho biết. "Nhưng đó không phải cho đến khi chúng tôi cho một người đam mê hóa thạch tại trang trại của chúng tôi thấy hóa thạch này, chúng tôi nhận ra đó là đầu của một mũi cá rất nhọn."

"Tôi đã không mong đợi tìm được một cái gì đó hoàn chỉnh như vậy. Tôi nhớ rằng đang kéo lớp đá lên và nhận thấy có xương nhô ra ở khắp mọi nơi",Tony Amos, người đã phát hiện phần còn lại của di tích của sinh vật cùng với vợ, Gail cho biết.

Gia đình Amos đã liên lạc với các quan chức bảo tàng hóa thạch Kronosaurus Korner ở địa phương, giúp xác định mẫu vật.

Phát hiện nhấn mạnh tầm quan trọng của người săn tìm hóa thạch nghiệp dư

Theo Tiến sĩ Patrick Smith của bảo tàng hóa thạch Kronosaurus Korner, Australopachycormus hurleyi là "động vật ăn thịt bậc 3", ăn cá lớn di chuyển nhanh khác, gần giống như cá maclin ngày nay ... Bởi vì nó không có dạng giống cá kiếm mà chúng ta biết nó có thể đã sống ở vùng sinh thái tương tự.

Sinh vật này có khả năng sử dụng mõm nhọn để cắt hoặc gây choáng cho cá bị nó săn đuổi, và mặc dù vẻ ngoài của nó tương tự như cá kiếm, nó thực sự là một thành viên của một chi cá vây tia thuộc kỷ Juras đã tuyệt chủng, được biết là pachycormid. Các hóa thạch, hiện đang được trưng bày tại bảo tàng, là "đặc biệt", vì chúng "hoàn chỉnh".

Theo Tiến sĩ Smith, hóa thạch của Australopachycormus là đặc biệt hiếm, loài này mới chỉ được phát hiện chưa đến một thập kỷ trước. Trước khi tìm thấy hóa thạch này, bảo tàng không có được di chỉ gần hoàn chỉnh của loài này. Tiến sĩ nhấn mạnh rằng nếu không có sự giúp đỡ của hai gia đình tìm thấy các hóa thạch, các mẫu như thế này có thể dễ dàng đã bị mất đi hoặc bị phá hủy.

Theo sự kiện này, người phụ trách Kronosaurus Korner khuyến khích các nhà khảo cổ thường dân khác đến thăm địa điểm săn tìm hóa thạch, nơi còn chưa được khai quật, cách Brisbane, phía bắc Richmond, tiểu bang Queensland khoảng 1.700 km. Vùng này được gọi là Dấu vết Khủng long (Dinosaur Trail) của Ôxtrâylia, là nơi phát hiện các hóa thạch trong hơn 80 năm qua.

Linh Trang (Tổng hợp)