Phát hiện “dấu chân” cổ nhất ở Trung Quốc
(Dân trí) - “Những dấu chân” cổ chân cổ nhất của một con vật đã được phát hiện ở phía nam Trung Quốc.
Vẫn chưa xác định được danh tính của sinh vật đã tạo ra những dấu vết 546 triệu năm tuổi này, nhưng chúng sinh sống vào thời kì mà những loài động vật xuất hiện sớm nhất được cho là đã tiến hóa.
Mẫu hóa thạch gồm hai hàng dấu vết biểu trưng cho ghi nhận sớm nhất từng biết đến của một loài vật có chân.
Nghiên cứu của một đội nghiên cứu Trung Quốc được đăng trên tạp chí Science Advances.
Các thành viên của đội chưa rõ liệu sinh vật này có hai chân hay nhiều hơn. Nhưng họ cho biết các dấu vết có khả năng thuộc về một loài động vật đối xứng hai bên.
Đây là nhóm động vật với đặc trưng có các phần phụ theo cặp – trong trường hợp này, có lẽ là một cặp chân. Chúng là một trong những loài động vật đa dạng nhất còn tồn tại ngày nay.
Cặp chân này nâng cơ thể con vật phía trên lớp trầm tích nó di chuyển qua.
Các dấu vết được phát hiện ở khu Đập Tam Hiêp, phía nam Trung Quốc. Tảng đá chứa vết chân có niên đại từ 551 triệu – 541 triệu năm tuổi.
Đồng tác giả nghiên cứu, Zhe Chen, đến từ Viện Khoa học Trung Quốc, phát biểu với AFP: “Những dấu chân được xác định trước đó là từ 540 – 530 triệu năm tuổi. Mẫu hóa thạch mới có lẽ lớn hơn 10 triệu năm. Ít nhất ba nhóm sinh vật sống có các phần phụ theo cặp (đại diện là động vật chân đốt, như ong nghệ; giun đốt, như giun nhiều tơ; và động vật bốn chân. Có khả năng là động vật chân đốt và giun đốt, hoặc tổ tiên của chúng”.
Con vật này có vẻ thi thoảng đã dừng lại, vì các dấu vết có vẻ kết nối với những cái hang có lẽ đã được đào vào trong lớp trầm tích, có lẽ để kiếm thức ăn.
Lộc Xuân (Theo BBC News)