Núi lửa thực sự đã giết chết khủng long
(Dân trí) - Trong khi hầu hết mọi người quy kết sự tuyệt chủng của khủng long cho tác động Chicxulub ở Mexico 66 triệu năm trước, một nghiên cứu mới cho thấy hoạt động của núi lửa mới là nguyên nhân cho việc kết thúc của thời đại khủng long.
Khoảng 66 triệu năm trước, một tiểu hành tinh hoặc sao chổi đã rơi xuống bề mặt Trái đất tại nơi hiện là Chicxulub, Mexico, đẩy bụi và hơi nước vào bầu khí quyển.
Cùng thời gian đó, một ngọn núi lửa khổng lồ phun trào ở Ấn Độ, làm đổ đá nham thạch bao phủ 3,4km đất và thải khí nguy hiểm vào không khí.
Giờ đây, các nhà nghiên cứu đã vạch ra một mốc thời gian cho các vụ phun trào ở Deccan Traps của Ấn Độ, được báo cáo trong tạp chí Khoa học hôm thứ Sáu, và cho rằng những vụ phun trào này có thể đóng vai trò hủy diệt lớn hơn nhiều đối với sự biến mất của khủng long.
Nhà địa chất học Princeton, Blair Schoene, phó giáo sư tại Đại học Princeton và tác giả nghiên cứu, cho biết trong một bản tin mới:"Mọi người nghe nói rằng khủng long đã chết vì một tiểu hành tinh đâm vào Trái đất. Điều mà gây ra nhiều sự tuyệt chủng của hàng loạt các loài khác trong 500 triệu năm qua".
Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học Deccan thậm chí còn chắc chắn hơn trước rằng lý thuyết núi lửa mới là nguyên nhân có thể dẫn đến sự tuyệt chủng hàng loạt này.
Một tác giả khác của nghiên cứu, Gerta Keller ở Princeton cho biết: "Núi lửa Deccan là nguyên nhân rất tiềm năng cho sự tuyệt chủng của hàng loạt khủng long. Tác động Chicxulub có thể đã góp phần vào sự sụp đổ của loài này, mặc dù thời gian và tác động môi trường của núi lửa này vẫn còn được xác định."
Hoàng Hằng
Theo UPI