Núi băng lớn nhất thế giới chuyển động, đe dọa thế giới hoang dã

Phạm Hường

(Dân trí) - Núi băng lớn nhất thế giới vỡ ra từ thềm băng Nam Cực cách đây 37 năm, bắt đầu di chuyển. Các nhà khoa học đang theo dõi chặt chẽ ngọn núi này vì nó có thể gây thảm họa cho thiên nhiên.

Núi băng lớn nhất thế giới cao 400 mét và che phủ một diện tích khoảng 3.885 km2 đang trôi dạt và sắp sửa ra khỏi vùng biển Weddell, nơi ngọn núi vẫn đứng yên kể từ năm 1980 đến nay.

Núi băng này có tên khoa học là A23a vốn là một phần của thềm băng Filchner. Nó cũng là nơi có nhiều trạm nghiên cứu được xây dựng trong suốt thế kỷ 20, trong đó có trạm nghiên cứu Zruzhnaya 1 của Liên Xô.

Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy đường đi của núi băng A23a từ tháng 8/2022 đến nay. (Ảnh: NASA).

Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy đường đi của núi băng A23a từ tháng 8/2022 đến nay. (Ảnh: NASA).

Năm 1986, một hiện tượng bất ngờ xảy ra. Núi băng A23a sụp đổ, tách rời khỏi thềm băng Nam Cực và làm thay đổi mãi mãi đường bờ biển của châu lục này.

Kể từ đó, nó mắc lại ở vùng biển Weddell. Nhưng vào tháng 8/2022, dải băng vốn như dây neo giữ nó cố định đã tan chảy và ngọn núi bắt đầu hành trình trôi dạt qua biển Weddell.

Chuyên gia Andrew Fleming ở Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh cho biết ngọn núi vẫn đứng yên từ năm 1986 nhưng cuối cùng do tan chảy quá nhiều, nó đã không bị neo lại nữa và bắt đầu chuyển động.

A23a là núi băng lớn nhất thế giới cho đến tháng 5/2021 thì bị núi băng A76 "đánh bại", nhưng sau đó A76 bị vỡ làm 3 nên A23a lại lấy lại vị trí kỷ lục của nó.

Hiện núi băng này đang ở gần thềm băng Larsen và tiến dần về Nam Đại Tây Dương. Trên đường đi, rất có thể nó sẽ chạm vào đảo Nam Georgia, khối băng to bằng một thành phố.

Một con chim cánh cụt Gentoo mẹ và một con non trên đảo nam Georgia. (Ảnh: Getty).

Một con chim cánh cụt Gentoo mẹ và một con non trên đảo nam Georgia. (Ảnh: Getty).

Nhiều núi băng trôi từng đi qua khu vực này và bị tan chảy, nhưng với kích thước to lớn, A23a có thể gây ra một số nguy hiểm. Nó có thể làm các núi băng ở khu vực "ngõ hẻm" này tắc lại ở gần đảo Nam Georgia, đây là nơi sinh sống của rất nhiều hải cẩu và chim cánh cụt.

Nếu các núi băng tắc lại ở đây, các loài vật trên đảo sẽ không thể xuống nước để kiếm thức ăn, lâu dài chúng sẽ bị suy yếu hoặc chết.

Mặc dù vậy, cũng có mặt tốt là các tảng băng trôi có thể mang theo khoáng chất từ đáy biển. Những khoáng chất này tan theo nước băng và là nguồn cung cấp dưỡng chất cho một số động vật hoang dã trong khu vực.

Theo Insinder

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm