Băng Nam Cực tan nhanh kỷ lục, các nhà khoa học cảnh báo thảm họa

Đoàn Trung Nam

(Dân trí) - Băng ở Nam Cực đang tan với tốc độ cao. Các nhà khoa học cảnh báo điều đó có thể gây thảm họa trên thế giới.

Băng Nam Cực tan nhanh kỷ lục, các nhà khoa học cảnh báo thảm họa - 1

Băng Nam Cực đang ghi nhận sự tan chảy kỷ lục (Ảnh minh họa: Science et vie).

Sau một thời gian ổn định, băng biển ở Nam Cực hiện tan nhanh, các nhà khoa học nghi ngờ nguyên nhân dẫn đến điều này có thể do đại dương ấm lên. 

Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết Quốc gia Hoa Kỳ (NSIDC), thậm chí còn công bố một vài số liệu, mang đến bức tranh rõ ràng hơn về tình trạng đáng báo động này.

Theo các chuyên gia, mức độ băng biển ở Nam Cực đạt mức tối đa ngày 10/9 là 16,96 triệu km2.

Hiện tại, các nhà khoa học không hiểu rõ tại sao băng Nam Cực lại tan nhanh đến vậy. Có điều gì đó bất thường đang xảy ra ở Nam Cực và họ lo lắng khi băng biển đang ở mức thấp nhất trong lịch sử, nó có thể tác động toàn cầu. 

Dưới tác động của sự nóng lên toàn cầu, chu kỳ đóng băng và tan chảy băng biển hằng năm ở Nam Cực vẫn khá ổn định. Khu vực này, dường như ngày càng hình thành băng nhiều hơn. 

Đột nhiên, vào năm 2016, phạm vi băng bao phủ ở Nam Cực giảm mạnh. Trong hai năm, khu vực này đã mất lượng băng biển bằng lượng băng mà Bắc Cực đã mất trong ba thập kỷ.

Ngày 19/2, mức tối thiểu băng biển ở Nam Cực đã ghi nhận kỷ lục mới, thấp hơn 36% so với mức trung bình, giai đoạn 1979-2022 và mọi thứ ngày càng trở nên tồi tệ.

Băng Nam Cực tan chảy, đe dọa tất cả chúng ta

Nhà hải dương học, Edward Doddridge, Đại học Tasmania và Adriaan Purich, Đại học Monash (Úc) đã nghiên cứu nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự tan băng nhanh chóng này.

Nguyên nhân có thể do sự nóng lên toàn cầu tiếp tục tăng, khiến nhiệt độ đại dương ấm lên. Theo các nhà nghiên cứu, chúng ta có thể đang ở buổi bình minh (mới bắt đầu) về sự suy giảm băng biển ở Nam Cực, nó đã được dự đoán trong các mô hình khí hậu từ lâu. 

Cuối năm 2022, 10.000 con chim cánh cụt hoàng đế đã mất mạng sau sự tan chảy của một dải băng ở Nam Cực. 

Trên thực tế, băng tan là thảm họa đối với tất cả chúng ta, do chu trình băng biển ảnh hưởng đến sự lưu thông của đại dương, vận chuyển các chất dinh dưỡng hướng tới các hệ sinh thái mà con người đều phụ thuộc.

Những tảng băng giống như một tấm khiên màu trắng, có tác dụng ngăn không cho đại dương hấp thụ quá nhiều nhiệt từ Mặt Trời và phản xạ lại một phần nhiệt vào không gian, giúp duy trì nhiệt độ vừa phải trên Trái Đất.

Vì vậy, Nam Cực đã được các nhà khoa học coi là tủ lạnh của hành tinh hay gọi nó là hệ thống tản nhiệt khổng lồ.

Lớp băng biển hiện đang biến mất với tốc độ cao này cũng bảo vệ mũi cực ở Nam Cực. Nếu nó tan chảy hoàn toàn, mực nước đại dương trên thế giới sẽ tăng lên 58 mét. Để tránh thảm họa tồi tệ nhất, chúng ta chỉ có một giải pháp duy nhất, chính là giảm ngay việc tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch.