1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Nụ cười bí ẩn của Mona Lisa đã có lời giải thực sự?

(Dân trí) - Bí ẩn kiệt tác của đại danh hoạ Leonardo Da Vinci vừa có một cách giải thích gây sự chú ý đặc biệt của công chúng.

Kiệt tác của Leonardo Da Vinci có niên đại từ thế kỷ XVI, đã phát triển thành một trong những tác phẩm nghệ thuật dễ nhận biết nhất thế giới.

Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học, nhà sử học và những người yêu thích nghệ thuật đã tranh luận về câu chuyện đằng sau bức chân dung và cố gắng giải mã nụ cười khó hiểu của Mona Lisa.

Nụ cười bí ẩn của Mona Lisa đã có lời giải thực sự? - 1
Nụ cười bí ẩn của nàng Mona Lisa vẫn luôn luôn là bí ẩn.

Nhưng tiết lộ mới nhất được thực hiện không phải bởi các hoạ sĩ trong giới hội hoạ mà lại là bởi… các nhà thần kinh học đến từ Mỹ.

Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế cho rằng nụ cười nổi tiếng của Mona Lisa là giả và bị ép buộc. Nhóm đã đi đến kết luận sau khi nghiên cứu sự bất cân xứng của nụ cười nổi tiếng.

"Kết quả của chúng tôi cho thấy hạnh phúc chỉ được thể hiện ở phía bên trái. Theo một số lý thuyết có ảnh hưởng của khoa học thần kinh cảm xúc, chúng tôi giải thích nụ cười bất đối xứng của Mona Lisa là một nụ cười không chân thực, cũng được cho là xảy ra khi đối tượng nói dối", nhà nghiên cứu chính từ Đại học Cincinnati, nhà thần kinh học, tiến sĩ Luca Marsili, nói.

Các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận này sau khi khảo sát 42 tình nguyện viên, những người mà họ cho thấy hai hình ảnh đã được chỉnh sửa về nụ cười của Mona Lisa, phản chiếu bên trái hoặc bên phải. Họ được yêu cầu gợi ý những cảm xúc mà hình ảnh hiển thị.

Hầu hết những người được hỏi (92,8%) kết luận rằng, nửa bên trái truyền đạt hạnh phúc. Điều này khác biệt đáng kể so với hình ảnh bên phải, khi các tình nguyện viên nhận thấy những biểu hiện trung lập, ghê tởm hoặc buồn bã. Nhà nghiên cứu cũng tuyên bố, trái ngược với một nụ cười chân thật, khiến các cơ quanh mắt co lại, chúng không hoạt động trong bức chân dung Mona Lisa.

Marsili cho rằng, có thể có một lời giải thích đơn giản, rằng cô ấy chỉ mỉm cười không đối xứng, vì thực tế chỉ ra sự thích thú không đúng sự thật vì ngồi bất động hàng giờ, có thể rất mệt mỏi.

Một giả thuyết khác là nụ cười nổi tiếng có thể che giấu các thông điệp khó hiểu, nếu thiên tài thời Phục hưng nhận thức được tác động của sự bất cân xứng. Chẳng hạn, nếu Da Vinci muốn ám chỉ rằng đây là ảnh tự sướng hoặc ảnh của một người phụ nữ đã chết.

"Một khả năng hấp dẫn khác đó là Leonardo đã biết ý nghĩa thực sự của nụ cười bất đối xứng hơn ba thế kỷ trước các báo cáo của Duchenne và cố tình minh họa một nụ cười thể hiện cảm xúc “không cảm thấy”, các nhà nghiên cứu đề xuất.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu vẫn thừa nhận rằng thông điệp thực sự của Da Vinci thực sự vẫn còn khó nắm bắt, nhưng bày tỏ hy vọng rằng khoa học thần kinh cảm xúc sẽ giúp làm sáng tỏ những bí ẩn này.

Da Vinci đã bắt đầu vẽ bức tranh nàng Mona Lisa vào năm 1503 nhưng không bao giờ hoàn thành nó. Sinh ra ở Florence vào năm 1479, Lisa Gherardini được cho là người đã tạo dáng cho bức tranh. Bức chân dung được cho là do chồng cô, Francesco Del Giocondo, nhờ vẽ để chào mừng sự ra đời của con trai họ vào năm 1502.

Minh Long

Theo Sputnik