1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Nông nghiệp quy mô nhỏ đe dọa đến rừng mưa nhiệt đới

(Dân trí) - Một nghiên cứu mở rộng do một nhà nghiên cứu tại Đại học Lund Thụy Điển đã lần đầu tiên thành lập bản đồ ảnh hưởng của nông nghiệp nhỏ đến các khu rừng mưa khu vực Đông Nam Á. Phát hiện này báo động với đa dạng sinh học và nền kinh tế trong thời gian dài, liên quan đến tác động môi trường.

Cho đến nay, các nghiên cứu về vấn đề này luôn tập trung chủ yếu vào các nhà sản xuất dầu cọ quy mô lớn và họ khai thác rừng và đất như thế nào. Yann Clough, một nhà nghiên cứu tại Ban Khoa học Đại học Lund, đã lập được bản đồ sự lựa chọn giống cây và các phương pháp nông nghiệp của nông dân Indonesia quy mô nhỏ.

Nông nghiệp quy mô nhỏ đe dọa đến rừng mưa nhiệt đới - 1

Nhóm các nhà nghiên cứu từ Đức, Indonesia, Thụy Sĩ và New Zealand đã đánh giá các chức năng đa dạng sinh học và hệ sinh thái trong rừng tự nhiên, trong nông lâm nghiệp truyền thống và độc canh cây cọ dầu và cao su; các dữ liệu đánh giá bao gồm sự tăng trưởng các rừng khác, sự phì nhiêu của đất và sự lưu trữ carbon. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn 450 nông dân quy mô nhỏ để hiểu rõ hơn lý do tại sao họ chỉ trồng cây cọ dầu, cây cao su và điều này ảnh hưởng đến nền kinh tế của họ thế nào.

Đối với đại đa số nông dân nhỏ, việc chặt phá rừng đa dạng thực vật và đầu tư vào một loại cây (độc canh) là con đường đơn giản nhất và nhanh nhất thoát khỏi đói nghèo.

Tuy nhiên theo nghiên cứu, thu nhập tài chính ngắn hạn là lợi ích duy nhất của độc canh. Đa dạng sinh học suy giảm đáng kể, rừng mất ý nghĩa là nguồn carbon và việc gia tăng sử dụng phân bón khoáng sản dẫn đến phải lọc thêm các chất dinh dưỡng như nitơ. Mặc dù nghiên cứu này tập trung vào Indonesia, vấn đề tương đương cũng xảy ra ở nhiều nơi khác trên thế giới.

Kết quả của nghiên cứu này mâu thuẫn với quan điểm truyền thống rằng nông nghiệp quy mô nhỏ là thân thiện với môi trường. Nói chung, nông dân quy mô nhỏ của Indonesia sử dụng phần diện tích rừng lớn hơn so với khai thác bởi các chủ đất lớn. Khi người nông dân nhỏ độc canh trên quy mô lớn như một hệ thống nông nghiệp, họ gây ảnh hưởng rất nhiều tới môi trường và đa dạng sinh học. Thay đổi phương pháp nông nghiệp của nông dân nhỏ đòi hỏi nỗ lực từ nhiều phía và phải bao gồm hỗ trợ tài chính để cho nông dân thay đổi phương thức sản xuất.

Khi các hộ nông dân nhỏ kiếm được nhiều hơn với việc độc canh, các khía cạnh bền vững và tác động vào thiên nhiên hiện gần như hoàn toàn không được để ý. Nếu không thay đổi phương thức sản xuất, có nguy cơ đất nông nghiệp màu mỡ và phong phú sẽ biến mất hoàn toàn trong 20 năm.

N.K.L-NASATI (Theo Sciencedaily)