1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Những vụ bắn phá Trái Đất từ vũ trụ

Nam Đoàn

(Dân trí) - Các nhà thiên văn học coi những vật thể gần Trái Đất là một mối đe dọa nếu nó có đường kính ít nhất là 140 mét và nằm trong phạm vi khoảng 7,4 triệu km so với hành tinh chúng ta.

Thảm họa từ các tiểu hành tinh và sao Chổi

Trong vũ trụ rộng lớn, có hàng triệu thiên thể như tiểu hành tinh và sao chổi quay quanh Mặt Trời, phần lớn chúng thường đâm vào Trái Đất. Tuy nhiên, do chúng quá nhỏ và bị phá hủy khi đi qua bầu khí quyển nên không gây ra mối nguy hiểm đáng kể nào.

Các nhà thiên văn học coi những vật thể gần Trái Đất là một mối đe dọa nếu nó có đường kính ít nhất là 140 mét và nằm trong phạm vi khoảng 7,4 triệu km so với hành tinh của chúng ta.

Theo dự đoán, nếu những thiên thể trên đâm vào Trái Đất, nó có thể phá hủy toàn bộ một thành phố lớn và gây ra sự tàn phá nghiêm trọng trong khu vực. 

Đặc biệt, các tiểu hành tinh lớn hơn - đường kính khoảng 1km sẽ gây ảnh hưởng toàn cầu, thậm chí gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt.

Những vụ bắn phá Trái Đất từ vũ trụ - 1
Một tiểu hành tinh nhỏ có thể quét sạch cả một thành phố (Ảnh minh họa: Igorzh).

Trong quá khứ, cách đây 65 triệu năm, Trái Đất đã từng bị hủy diệt do một thiên thể có đường kính 10 km đâm vào một khu vực thuộc bán đảo Yucatan ngày nay, quét sạch hầu hết các loài động thực vật trên hành tinh (bao gồm sự tuyệt chủng của loài khủng long).

Vào năm 1908, một thiên thể cao 50 mét đã phát nổ trên sông Podkamennaya Tunguska, Siberia, sức mạnh của nó đã "san phẳng" hơn 80 triệu cây xanh trên diện tích 2.100 km mét vuông. 

Lần gần đây vào năm 2013, một tiểu hành tinh có chiều ngang 20 mét nổ tung trong bầu khí quyển Trái Đất cách Chelyabinsk, Nga khoảng 32 km. Sức mạnh của vụ nổ đã phóng ra năng lượng tương đương với khoảng 30 quả bom hạt nhân ném xuống Hiroshima (Nhật Bản), làm hơn 1.100 người bị thương và gây thiệt hại 33 triệu USD. 

Những vụ bắn phá Trái Đất từ vũ trụ - 2
Quỹ đạo của hàng nghìn hành tinh (màu xanh lam) giao nhau với quỹ đạo của các hành tinh (màu trắng) bao gồm cả Trái Đất (Ảnh: NASA).

Các nhà khoa học dự tính, vào ngày 11/3/2023 Trái Đất có thể va chạm với một tiểu hành tinh dài khoảng 50 mét.

Mặc dù, khả năng một thiên thể vũ trụ lớn "tấn công" Trái Đất là rất nhỏ, nhưng nếu xảy ra sẽ gây ra thảm họa vô cùng khủng khiếp. 

Chính phủ Mỹ nhận ra sự nguy hiểm của những đe dọa này, đã giao nhiệm vụ cho NASA tìm và theo dõi khoảng 90% các vật thể gần Trái Đất.

Chủ động "đánh chặn"

Những vụ bắn phá Trái Đất từ vũ trụ - 3
Thử nghiệm Chuyển hướng Tiểu hành tinh Đôi là sứ mệnh bảo vệ hành tinh đầu tiên được thực hiện bởi NASA  (Ảnh: NASA).

Để bảo vệ Trái Đất khỏi những thảm họa từ ngoài không gian, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) lên nhiều kịch bản khác nhau, trong đó có phương án "đánh chặn" các tiểu hành tinh từ không gian.

Nếu theo đúng dự kiến, thì một tàu vũ trụ có tên DART sẽ đâm vào giữa tiểu hành tinh cách Trái Đất 11 triệu km lúc 6h14 ngày 27/9 (giờ Hà Nội). Đây là một phần trong kế hoạch "Thử nghiệm Chuyển hướng Tiểu hành tinh Đôi" (DART) của NASA. Đây là sứ mệnh bảo vệ hành tinh đầu tiên do NASA thực hiện theo cách này.

Việc sử dụng một tàu vũ trụ đâm vào tiểu hành tinh đôi Didymos và mặt trăng của nó (hiện không gây ra mối đe dọa cho Trái Đất) sẽ gây chệch quỹ đạo di chuyển của chúng.

Theo công bố, tàu vũ trụ DART được NASA sử dụng nặng khoảng 610 kg, đâm vào mặt trăng của tiểu hành tinh Didymos ở tốc độ khoảng 22.500 km/h. 

Cho đến nay, NASA mới chỉ theo dõi được khoảng 40% các tiểu hành tinh. Các nhà khoa học cho biết, trong quá khứ Trái Đất đã phải chịu những thảm họa diệt vong do các vật thể ngoài không gian gây ra, và chắc chắn chúng sẽ xảy ra trong tương lai.

Vì thế, việc thử nghiệm sứ mệnh DART có thể giúp nhân loại tránh được những thảm họa đã từng xảy ra trên Trái Đất.

Tính đến ngày 18/9, NASA đã xác định khoảng 29.724 tiểu hành tinh gần Trái Đất với khoảng 10.289 vật thể có đường kính từ 140 mét và 855 tiểu hành tinh có đường kính ít nhất 1 km.

Chính vì vậy, để bảo vệ Trái Đất khỏi những nguy cơ va chạm với các tiểu hành tinh từ vũ trụ, các nhà khoa học cho biết phát hiện sớm chúng là chìa khóa để ngăn chặn.

Những vụ bắn phá Trái Đất từ vũ trụ - 4
Miệng núi lửa gần Flagstaff, Arizona, được tạo ra khi một tiểu hành tinh có chiều ngang ước tính khoảng 50 mét đâm vào Trái Đất khoảng 50.000 năm trước (Ảnh: USGS).

Sứ mệnh DART của NASA là thử nghiệm quan trọng để làm chệch hướng một tiểu hành tinh. Một camera trên tàu vũ trụ DART ghi lại quá trình trên và gửi hình ảnh trở lại Trái Đất cho đến thời điểm va chạm.

Cùng với đó, vào ngày 11/9 vừa qua, một vệ tinh nhỏ được NASA triển khai như một phần trong sứ mệnh sẽ có nhiệm vụ chụp lại khoảnh khắc vụ va chạm và gửi dữ liệu về Trái Đất cho các nhà khoa học nghiên cứu.

Có thể thấy rằng, tác động của các tiểu hành tinh đối với Trái Đất sẽ gây ra một sự tàn phá và tổn thất cực kỳ nghiêm trọng, thậm chí gây ra sự tuyệt chủng của nhân loại theo đúng nghĩa đen.

Vì vậy, đầu tư vào việc bảo vệ hành tinh khỏi các vật thể vũ trụ nguy hiểm có thể mang lại cho nhân loại sự an tâm nhất định, đồng thời ngăn chặn những thảm họa có thể xảy ra.