Những khoảnh khắc thế giới tự nhiên khiến con người phải “dựng tóc gáy”
(Dân trí) - Thế giới tự nhiên trên thực tế không phải lúc nào cũng hiền hòa và đáng yêu, mà đâu đó vẫn luôn hiện hữu những cảnh tượng khiến chúng ta phải rợn người!
Khi bạn quên dọn nhà một thời gian dài!
Có một sự thật thú vị là một vài loài thằn lằn đẻ trứng (ví dụ: tắc kè, rồng Nam Mỹ Iguanas…), trong khi đó một vài loài khác lại sinh con (ví dụ: thằn lằn đảo Solomo, thằn lằn lưỡi xanh…).
Vòi rồng hay đàn chim khổng lồ?
Vòi rồng y hệt như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên này, thực chất là một đàn chim khổng lồ. Theo các nhà khoa học, việc những chú chim bay theo đội hình là để làm giảm năng lượng tiêu thụ (nhờ giảm ma sát của gió), cũng như để bảo vệ chính mình khỏi chim săn mồi.
Đàn chim làm tổ trong miệng một con cá Chó phương Bắc
Cá Chó phương Bắc là một loài săn mồi khét tiếng ở những khu vực nước ngọt thuộc Anh, Ireland, Hoa Kỳ, Canada… Khả năng nổi bật nhất của loài cá này chính là nó có thể nằm bất động một thời gian rất dài để chờ con mồi lọt vào tầm tấn công.
Có thể bạn không tin nhưng đây là loài nhện ít nguy hiểm nhất ở Úc
Đừng để kích thước của loài nhện Thợ Săn này đánh lừa, bởi chúng gần như vô hại và chỉ tấn công con người khi cảm thấy thực sự bị đe dọa, thêm một điều nữa đây là loài nhện không có độc!
Khi động vật lại là kẻ “xâm chiếm” con người!
Khi ong chúa rời khỏi tổ và chuyển đến một nơi khác, sẽ có khoảng 60% lượng ong thợ cũng sẽ bỏ nơi ở cũ, cùng đi theo “nữ hoàng” để dây xựng một chiếc tổ mới!
Một thị trấn ở Texas bị “xâm lăng” bởi những chú chim di cư
Vào mùa Thu, các đàn chim sẽ di cư đến nơi ấm áp hơn. Chuyến đi này thường sẽ diễn ra vào ban đêm, khi không khí mát mẻ hơn, ít gió hơn và cũng ít kẻ săn mồi hơn!
Loài cá này hoàn toàn không phải sản phẩm của photoshop!
Tên gọi của cá Lưỡi Cưa đến từ chiếc miệng dài có hình dáng hết sức đặc trưng của chúng. Được biết, loài cá này sẽ sử dụng chiếc “lưỡi cưa” của mình vào việc săn mồi hoặc tự vệ, bằng cách quẫy mạnh chúng sang hai phía để làm mục tiêu bị choáng.
Chú cáo xấu số bị đóng băng dưới lòng hồ
Những lớp băng mỏng đóng trên mặt hồ là “sát thủ” tiềm tàng không những đối với các loài động vật mà cả con người!
Những cái cây bị “ma ám”?
Vào năm 2010, những cơn gió mùa đã đem một lượng mưa khổng lồ cho Pakistan, khiến mực nước ở các con sông dâng cao kỷ lục. Thứ mà bạn thấy trên hình chính là “nhà tạm” của những con nhện phải di tản khỏi nơi sinh sống để tránh đợt lũ lụt này!
Thảo Vy
Theo BP