Nguyên nhân gây bệnh ung thư là do “may rủi” hay do “lối sống”?

(Dân trí) - Bằng chứng đầu tiên trực tiếp từ các tế bào gốc của con người giúp các nhà khoa học có hiểu biết sâu sắc hơn về việc tranh cãi nguyên nhân gây bệnh  ung thư là do “may rủi” hay do “lối sống”.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư là do “may rủi” hay do “lối sống”? - 1

Các nhà nghiên cứu, được tài trợ bởi Trung tâm Từ thiện Nghiên cứu Ung thư Toàn cầu của Anh, đã phát hiện ra rằng các mã AND của các tế bào gốc người sửa chữa các lỗi với một tốc độ tương đối ổn định, thậm chí ở những bộ phận trên cơ thể với tỷ lệ mắc bệnh ung thư khác nhau.

Phát hiện này giúp các nhà khoa học hiểu biết sâu sắc hơn về việc tranh cãi nguyên nhân gây bệnh ung thư là do “may rủi” hay do “lối sống”, và đã bóc trần ý tưởng rằng sự biến thể trong nguy cơ gây ung thư trong số những bộ phận trong cơ thể khác nhau được giải thích đơn giản bằng sự khác biệt trong số lượng các "lỗi do vô tình” được đưa vào trong suốt các quá trình tế bào gốc bình thường.

Nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí Nature, là kết quả của một công trình nghiên cứu cẩn thận và công phu của các nhà khoa học tại Trung tâm Y tế Đại học Utrecht, Hà Lan nơi lần đầu tiên đã có thể đo trực tiếp các lỗi AND trong các tế bào gốc trưởng thành ở người từ các bộ phận khác nhau trong cơ thể, và ở các giai đoạn khác nhau của cuộc đời. Các tế bào gốc có thể phân chia nhiều lần, và được coi là một điểm yếu để thu hút những thay đổi lâu dài trong mã ADN cần thiết để gây ung thư.

Tiến sĩ Ruben van Boxtel, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy tỷ lệ đột biến gần như giống nhau trong các tế bào gốc từ các bộ phận trong cơ thể với tỷ lệ mắc ung thư khác nhau". "Điều này đơn giản cho thấy rằng là sự tích lũy dần dần của các lỗi ADN do “xui xẻo” ngày càng nhiều hơn theo thời gian không thể giải thích sự khác biệt mà chúng ta thấy trong tỷ lệ mắc bệnh ung thư - Ít nhất là đối với một số bệnh ung thư"

Tiến sĩ Lara Bennett, Giám đốc Khoa học Truyền thông tại Viện nghiên cứu Ung thư Toàn cầu nói: "Một số bộ phận trong cơ thể dễ phát triển các khối u hơn những bộ phận khác. Ví dụ như mỗi ngày khoảng 110 trường hợp mới được chẩn đoán bị ung thư ruột tại Anh, so với chỉ 15 trường hợp ung thư gan".

"Các yếu tố về lối sống như hút thuốc và chế độ ăn uống có thể chiếm một phần của sự khác biệt trong tỷ lệ mắc bệnh ung thư, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa hoàn toàn biết lý do tại sao một số loại ung thư lại phổ biến hơn. Nghiên cứu mới này, do tiến sĩ van Boxtel và nhóm của mình, quan trọng bởi vì nó là nghiên cứu đầu tiên cung cấp dữ liệu đo được thực tế về tỷ lệ tích tụ lỗi ADN trong các tế bào gốc của con người, và cho thấy rằng có lẽ đối với loại quá trình “rủi ro” này, nguy cơ ung thư giảm không nhiều như gần đây đã được gợi ý".

Một ý kiến gây tranh cãi đã được công bố năm ngoái cho thấy rằng hầu hết các nguy cơ gây nhiều bệnh ung thư là do các đột biến AND ngẫu nhiên, đã tích tụ trong suốt quá trình phân chia tế bào gốc bình thường. Điều này có nghĩa là các bộ phận của cơ thể với tỷ lệ phân chia tế bào gốc nhanh hơn sẽ tích tụ một cách tự nhiên nhiều đột biến ngẫu nhiên hơn và có nguy cơ ung thư cao hơn. Nói cách khác, đối với các bộ phận trên cơ thể, nguy cơ phát triển ung thư chủ yếu là một vấn đề của sự “may rủi”.

Tuy nhiên, khi nhóm nghiên cứu Hà Lan nghiên cứu các tế bào gốc phân lập từ ruột kết, ruột non, và các mẫu sinh thiết gan, họ thấy rằng sự tích tụ lỗi AND trong các tế bào này không thay đổi, nhưng thay vào đó vẫn tồn lại ổn định đáng kể - khoảng 40 đột biến trong một năm. Tỷ lệ này vẫn không thay đổi bất kể tế bào gốc xuất phát từ loại bộ phận nào của cơ thể, hoặc do tuổi tác của bệnh nhân.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy sự khác biệt trong các loại đột biến AND tế bào gốc không thể tránh khỏi giữa các mô, điều mà Dr van Boxtel nói cuối cùng đã có thể trở thành một phần giải thích các tỉ lệ gia tăng bệnh ung thư ở một số bộ phận trong cơ thể như ruột.

Ông nói: "Vì vậy, may rủi có vẻ như chắc chắn là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư". "Nhưng chúng ta cần nhiều bằng chứng hơn nữa để tìm ra cách thức và mức độ gây bệnh như thế nào. Đây là điều mà chúng tôi muốn sẽ đi sâu tiếp".

Trần Nhung (Theo Sciencedailys)