Người dân Nam Á đối mặt với mức nhiệt và độ ẩm “chết chóc” vào cuối thế kỷ 21
(Dân trí) - Ấn Độ và Pakistan đã không còn xa lạ với nhiệt độ khắc nghiệt. Năm 2015, 2 trận nắng nóng đã khiến 3.500 người tử vong tại đây. Nhưng đến những năm cuối của thế kỉ này, những nghiêm cứu dự báo khí hậu chỉ ra rằng nhiệt độ khắc nghiệt và độ ẩm cao sẽ khiến hàng trăm triệu người có nguy cơ tử vong.
Được đăng ngày 2 tháng 8 trên báo Science Advances, những tính toán này đã chỉ ra đặc biệt rõ ràng nơi mà những cơn sóng nhiệt sẽ nguy hiểm nhất nếu như hiệu ứng phát thải khí nhà kính còn tiếp tục không giảm sút là những khu vực nông nghiệp dày đặc dân cư ở Nam Á, đặc biệt là ở Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh và Sri Lanka.
Nhà nghiên cứu khí hậu Chirstoph Schär của ETH Zurich cho rằng : “Kết quả của nghiên cứu này thật đáng lo ngại”. Ở những khu vực sắp bị ảnh hưởng, hầu hết người dân đều không sống ở thành phố mà sống ở trong những ngôi làng gần với vùng ven biển và những thung lũng sông thấp, nơi họ trồng trọt và chăn nuôi gia súc. Nhiều người trong số họ là người nghèo và không có điều kiện tiếp cận với điều hòa nhiệt độ và các cơ sở hạ tầng khác để chống lại những nguy cơ sức khỏe gây nên bởi nhiệt độ tăng cao.
Đồng nghiên cứu Jeremy Pal, một kỹ sư môi trường tại Đại học Loyola Marymount tại Los Angeles, nói rằng nhóm nghiên cứu của họ đã kinh ngạc khi nhìn thấy sự lan rộng trên biểu đồ của những cơn sóng nhiệt dữ dội tại Châu Á.
“Chúng tôi không ngờ được những cơn sóng nhiệt lại có thể gay gắt như thế” Pal nói. “ Tuy nhiên, một vài phần của Nam Á có thể là bị ảnh hưởng ngang nhau”.
Nghiên cứu mới này giải thích cho sự kết hợp giữa nhiệt độ và độ ẩm, những yếu tố làm giảm khả năng tự làm mát của cơ thể thông qua sự bay hơi của mồ hôi. Nếu nhiệt độ xung quanh ở trong điều kiện ẩm, làm nhiệt độ da đến khoảng 35 độ C, thì con người nhanh chóng trở nên quá nóng.
Nhiệt độ này có thể đặt ngang hàng với 38 độ C lúc bình thường, tức là ở nhiệt độ khô. Pal cho biết: Ngay cả những người thích nghi tốt nhất cũng sẽ không thể sống sót trong vài giờ trong những điều kiện này, thậm chí ở các khu vực râm mát thông gió.
Tại khu vực Nam Á, nơi mà có nhiệt độ nóng ẩm hàng ngày cao nhất, gồm yếu tố nhiệt và ẩm, được ghi lại từ khu vực vịnh Ba Tư và biển Đỏ, các thung lũng ven sông Ấn và sông Hằng và phía đông Trung Quốc. Những dữ liệu này được thu thập từ năm 1979 đến 2015 với mức nhiệt cao nhất là 32 độ C. Các mô phỏng tính toán dự đoán răng nhiệt độ cao nguy hiểm sẽ mở rộng vào cuối thế kỉ này.
Nêu sự nóng lên toàn cầu tiếp tục không giảm, đến khoảng năm 2100, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng khoảng 4.25 độ C so sánh với nhiệt độ hiện tại.
Dưới kịch bản này, nghiên cứu mới cho thấy 4% dân số Nam Á sẽ đối mặt với một nhiệt độ nóng ẩm chết chóc vượt quá 35 độ C. Khoảng 75% dân số sẽ trải nghiệm nhiệt độ ẩm cao hơn 31 độ C, nhiệt độ nguy hiểm đối với hầu hết con người.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các con số có thể giảm từ 75% xuống còn 55% nếu các chiến lược làm dịu biến đổi khí hậu được ban hành, ví dụ như những cam kết trong hiệp ước khí hậu Paris năm 2015.
Thiên Hương (Theo Science News)