Ngủ trưa hơn 1 tiếng làm tăng gần 50 % mắc nguy cơ bị tiểu đường

(Dân trí) - Ngủ trưa một giấc là điều mơ ước của nhiều người. Tuy nhiên, một nhóm các nhà khoa học đã cảnh báo ngủ trưa có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Các nhà nghiên cứu phát hiện những người ngủ trưa hơn một tiếng một ngày có 45% nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 2.

Nhưng theo nghiên cứu được trình lên Hiệp hội Châu Âu trong cuộc họp nghiên cứu về bệnh tiểu đường (EASD) tại Munich, Đức, những giấc ngủ trưa ngắn hơn không thấy nguy cơ gia tăng.

Ngủ trưa hơn 1 tiếng làm tăng gần 50 % mắc nguy cơ bị tiểu đường - 1

Các chuyên gia từ Nhật Bản phân tích dữ liệu từ 21 nghiên cứu liên quan đến hơn 300.000 người và tìm thấy sự liên quan giữa giấc ngủ ngắn trong ngày và bệnh tiểu đường tuýp 2.

Sau khi điều chỉnh các yếu tố tiềm năng, họ phát hiện ra rằng một giấc ngủ ngắn dài hơn 60 phút mỗi ngày làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nhưng ngủ ít hơn một giờ thì không.

Các tác giả nghiên cứu kết luận: “Ngủ trưa dài hơn có liên quan tới việc tăng nguy cơ bệnh tiểu đường và hội chứng chuyển hóa".

Họ nói rằng những giấc ngủ trưa ngắn có thể có những ảnh hưởng có lợi đối với bệnh tiểu đường, nhưng họ nói: “Cần nghiên cứu thêm để xác nhận hiệu quả của một giấc ngủ trưa ngắn”.

Họ chỉ ra rằng giấc ngủ là một phần tất yếu của cuộc sống lành mạnh cùng với một chế độ ăn uống tốt và tập thể dục.

Họ viết: "Một số người không thể ngủ đủ giấc vào ban đêm do những yếu tố liên quan cuộc sống và công việc”. "Giấc ngủ trưa phổ biến rộng rãi với mọi người trên toàn thế giới"

Các chuyên gia cảnh báo: hội chứng chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim,
Các chuyên gia cảnh báo: hội chứng chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim,

“Giấc ngủ ngày thường là ngắn nhưng có thể dao động từ vài phút đến vài giờ”.

Tần suất khác nhau: có người thỉnh thoảng mới ngủ trưa, có người ấn định sẵn một khoảng thời gian thường xuyên để ngủ trưa, có người có thói quen ngủ ngắn vài lần trong ngày.

“Một số người ngủ một giấc ngắn vì họ quá buồn ngủ vào ban ngày do bị chứng rối loạn giấc ngủ”.

Naveed Sattar, giáo sư Y khoa Chuyển hóa tại Đại học Glasgow nhận xét: "Nghiên cứu này chỉ ra mối liên hệ giữa giấc ngủ dài hơn và bệnh tiểu đường”. "Có thể những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường cũng gây buồn ngủ".

"Điều này có thể kết luận là ngủ trưa có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tiểu đường".

Hiện nay ,có nhiều bằng chứng về sự liên hệ giữa rối loạn giấc ngủ và bệnh tiểu đường.

"Những gì chúng ta cần là các thử nghiệm để xác định xem ngủ khi nào và ngủ trong bao lâu thì có sức khỏe tốt”.

“Các thử nghiệm sẽ đưa ra câu trả lời và nếu không có các thử nghiệm thích hợp, chúng ta sẽ không bao giờ biết được câu trả lời".

Con số đưa ra trước đó cho thấy: Hiện nay 3,8 triệu người lớn ở Anh bị bệnh tiểu đường - bao gồm gần một triệu (940.000) trường hợp chưa được chẩn đoán. Số người lớn mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng lên với tỷ lệ 1/10 vào năm 2035 (4,9 triệu người).

Tổ chức Y tế Cộng đồng Anh cho hay khi phát hành dữ liệu mới, khoảng 90% các trường hợp là bệnh tiểu đường tuýp 2 - liên quan đến thừa cân và béo phì - và do đó phần lớn là có thể phòng chống được.

Trần Nhung (Theo Dailymails)