Nghiên cứu mới về những cơn sốt có liên quan đến bệnh ung thư

(Dân trí) - Sốt truyền nhiễm làm cho cơ thể chúng ta kiên cường hơn với bệnh ung thư bằng cách tăng cường một nhóm tế bào đặc biệt trong hệ miễn dịch.

Hiện tại, cách hiểu này chỉ là lý thuyết. Trong nhiều thập kỷ qua, đã có những nghiên cứu đưa ra vấn đề về mối liên hệ giữa sốt truyền nhiễm và nguy cơ mắc ung thư thấp hơn, nhưng vẫn chưa có bằng chứng trực tiếp về nguyên nhân.

Nghiên cứu mới về những cơn sốt có liên quan đến bệnh ung thư - 1

Tuy nhiên, trong bài báo được công bố trên tạp chí The Quarterly Review of Biology, các nhà khoa học đến từ Đại học Nicolaus Copernicus ở Ba Lan cho rằng có một trường hợp chắc chắn cho giả thuyết của họ.

Nhóm nghiên cứu này không phải là những người đầu tiên đưa ra lý thuyết rằng hệ thống miễn dịch tăng cường khả năng phục hồi cho bệnh ung thư mỗi khi cơ thể chiến đấu với cơn sốt truyền nhiễm. Một số giả thuyết đã được trình bày cho đến nay và các cuộc tranh luận gần đây đã chỉ ra ảnh hưởng của những cơn sốt lên các chức năng miễn dịch bẩm sinh và thích ứng.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đến từ Ba Lan lại là những người đầu tiên tách ra một nhóm tế bào máu trắng, hoặc tế bào lympho, được gọi là tế bào T gamma-delta. Họ cho thấy các tế bào nên được điều tra để sử dụng trong liệu pháp miễn dịch, đó là một phương pháp điều trị mới và tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại bệnh tật.

Nghiên cứu và thực hành lâm sàng của liệu pháp miễn dịch cho bệnh ung thư có xu hướng tập trung vào một nhóm các tế bào bạch cầu khác gọi là các tế bào Talpha-beta. Các nhà khoa học đề xuất rằng cần hiểu rõ hơn về cách tương tác với các tế bào Tgamma-delta T, để có được những tác động lớn hơn và lợi ích lâm sàng của mối quan hệ này.

Trong nghiên cứu, các tác giả đã tổng hợp lại các nghiên cứu và dữ liệu được công bố từ nhiều thí nghiệm. Dựa trên điều này, họ cho rằng sốt truyền nhiễm đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng tế bào Tgamma-delta và tăng cường "khả năng chống ung thư miễn dịch". Họ nói rằng phản ứng sốt lặp đi lặp lại nhiễm trùng cấp tính làm tăng khả năng của các tế bào T gamma-delta để phát hiện các tế bào bất thường và nuôi dưỡng môi trường phá hủy chúng.

Sốt truyền nhiễm là "phản ứng phòng thủ và thích nghi" của hệ thống miễn dịch, được kích hoạt khi hệ thống miễn dịch gặp phải mô hình phân tử đặc biệt, chẳng hạn như vi rút hoặc vi khuẩn. Mô hình phân tử tham gia vào "cơn sốt" của cơ thể, bao gồm một số cơ chế. Ví dụ, "cơ chế kích thích nhiệt" làm tăng nhiệt độ lõi và giải phóng các chuỗi tế bào tín hiệu của tế bào, gọi là cytokine, chuyển hướng năng lượng và nguồn lực tới hệ thống miễn dịch.

Các tác giả lưu ý, ngoài ra còn có sự gia tăng đáng kể trong "phạm vi rộng lớn" của các tế bào miễn dịch phòng thủ được gọi là bộ phận tác động (effectors). Chúng bao gồm các tế bào Tgamma-delta, "có khả năng chống nhiễm trùng và chống ung thư mạnh”. Các protein thụ thể của tế bào Gamma-delta T được tạo thành từ "chuỗi gamma-delta heterodimer". Chúng được mô tả như là "tập hợp con quan trọng của các tế bào T".

Các tế bào có các tính năng đặc biệt, bao gồm "tiến hóa bộ nhớ cũ" cho phép chúng thực hiện giám sát và tấn công các tế bào ung thư. Một nhóm các tế bào Tgamma-delta cụ thể được gọi là tế bào T Vg9Vd2 có thể nhận biết và tiêu diệt các tế bào của nhiều loại ung thư khác nhau, bao gồm như u tủy, ung thư mô liên kết, ung thư biểu mô, u lympho và ung thư tuyến tiền liệt.

Các nhà khoa học đã dựa vào những thử nghiệm và kết luận rằng: Sốt truyền nhiễm sẽ làm tăng đáng kể số lượng tế bào T Vg9Vd2 tuần hoàn trong máu cho đến khi chúng chiếm tới 60% tế bào máu trắng. Sinh lý học duy nhất của tế bào lympho T đã trở thành mục tiêu cho liệu pháp miễn dịch ung thư trong tương lai.

N.T.T-NASATI (Theo Medical News Today)