1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

NASA sẽ phá hủy một tàu vũ trụ trị giá 3 tỷ bảng Anh vào thứ Sáu này

(Dân trí) - NASA chuẩn bị phá hủy một tàu vũ trụ trị giá 3 tỷ bảng Anh (khoảng 30.000 tỷ đồng) một cách có chủ ý, họ sẽ đưa con tàu này đến một kết cục là bốc cháy trên sao Thổ vào thứ Sáu này.

NASA sẽ phá hủy một tàu vũ trụ trị giá 3 tỷ bảng Anh vào thứ Sáu này - 1

Hôm thứ Hai vừa rồi, Cassini đã bay qua mặt trăng Titan vĩ đại lần cuối cùng để lấy trợ lực và coi như một nụ hôn tạm biệt sau cùng, khi NASA ra lệnh, chiếc phi thuyền này sẽ bị đẩy vào một con đường không có lối ra.

Trong lần bổ nhào cuối cùng vào sáng sớm ngày thứ Sáu tới đây, Cassini sẽ lấy mẫu bầu khí quyển của sao Thổ và gửi dữ liệu trở lại cho đến khi con tàu mất kiểm soát và ăng-ten của nó không còn hướng về phía Trái Đất nữa.

Rơi xuống với tốc độ thiêu đốt 76.000 dặm/h (khoảng 122.300km/h), Cassini sẽ tan chảy và bốc hơi. Tất cả sẽ kết thúc chỉ trong một phút.


Tàu đổ bộ Huygens của tàu thăm dò Cassini đã gửi bức ảnh này từ trên bề mặt của mặt trăng Titan vào năm 2005.

Tàu đổ bộ Huygens của tàu thăm dò Cassini đã gửi bức ảnh này từ trên bề mặt của mặt trăng Titan vào năm 2005.

NASA đã quyết định chấm dứt sứ mệnh này do nhiên liệu của con tàu Cassini đã gần như cạn kiệt – và cơ quan vũ trụ này muốn tránh các vụ tai nạn va chạm có thể xảy ra với các mặt trăng Enceladus và Titan – những nơi có thể chứa sự sống.


Hình ảnh đặc trưng về bầu khí quyển của sao Thổ do phi thuyền Cassini chụp ở một khoảng cách gần hơn bao giờ hết.

Hình ảnh đặc trưng về bầu khí quyển của sao Thổ do phi thuyền Cassini chụp ở một khoảng cách gần hơn bao giờ hết.

Cassini - tàu vũ trụ duy nhất từng quay quanh sao Thổ - đã dùng năm tháng để khám phá phần lãnh thổ chưa từng được thăm dò nằm giữa hành tinh khí khổng lồ và các vành khuyên rực rỡ của nó.

Con tàu đã lao vào khoảng giữa này 22 lần và gửi lại những bức ảnh tuyệt vời nhất từ trước đến nay.

NASA sẽ phá hủy một tàu vũ trụ trị giá 3 tỷ bảng Anh vào thứ Sáu này - 4

Theo nhà khoa học Curt Niebur của NASA, “nhiệm vụ này đã rất điên rồ, và liều lĩnh nhưng đã thành công tốt đẹp, và nó cũng chuẩn bị kết thúc”. Và ông cảm thấy được an ủi rất lớn khi nhiệm vụ Cassini sẽ tiếp tục nghiên cứu cho đến những giây phút cuối cùng.

Các kính thiên văn trên Trái Đất sẽ quan sát quá trình bốc cháy sạch sẽ của Cassini ở cách xa gần một tỷ dặm. Nhưng rất khó để quan sát được bất kỳ ánh sáng nào của vụ cháy do vào thời điểm đó trên sao Thổ đang là gần giữa trưa – và kích cỡ của Cassini thì quá nhỏ bé so với hành tinh lớn thứ hai hệ mặt trời này.

Chất plutoni trên tàu sẽ là thứ cuối cùng phải xử lý.

Chất phóng xạ nguy hiểm này đã được bọc trong một lớp irdi siêu dày để giữ an toàn khi phóng tàu Cassini năm 1997, và nó được dùng để cấp điện cho các thiết bị.

Các nhân viên của dự án cho biết, một khi irdi tan chảy, plutoni sẽ phân tán vào không khí. Không có một thứ gì- thậm chí là một chút dấu vết của plutoni – có thể thoát được khỏi trọng trường của sao Thổ.

Toàn bộ mục đích của bài tập cuối cùng – được đặt tên là Chặng kết lớn (Grand Finale) – này là để ngăn không cho con tàu vũ trụ đâm vào hai mặt trăng Enceladus và Titan.

NASA muốn rằng các tàu thám hiểm trong tương lai sẽ tìm được các thế giới nguyên sơ nơi có thể tồn tại sự sống và không hề bị ô nhiễm từ Trái Đất.


Đường đi của Cassini vào lớp khí quyển cao của sao Thổ, các điểm đánh dấu là vị trí của con tàu sau mỗi 10 giây.

Đường đi của Cassini vào lớp khí quyển cao của sao Thổ, các điểm đánh dấu là vị trí của con tàu sau mỗi 10 giây.


Bức ảnh đồ họa cho thấy độ cao tương đối của Cassini khi đi qua bầu khí quyển sao Thổ trong năm lần cuối cùng (các chấm màu cam ở trên) – so với độ sâu mà nó sẽ đạt tới khi mất liên lạc với Trái Đất (chấm màu cam phía dưới).

Bức ảnh đồ họa cho thấy độ cao tương đối của Cassini khi đi qua bầu khí quyển sao Thổ trong năm lần cuối cùng (các chấm màu cam ở trên) – so với độ sâu mà nó sẽ đạt tới khi mất liên lạc với Trái Đất (chấm màu cam phía dưới).

Anh Thư (Tổng hợp)