1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Mưa đá cực lớn ở Argentina lập kỷ lục thế giới mới

(Dân trí) - Một cơn mưa đá khủng khiếp ở Argentina vài năm trước đang mang tới những viên đá rất lớn. Kích thước các viên đá thậm chí đã khiến các nhà khí tượng học phải choáng váng.

Mưa đá cực lớn ở Argentina lập kỷ lục thế giới mới - 1

Các nhà nghiên cứu vừa qua đã điều tra lại số liệu cơn bão năm 2018 và tìm thấy một hạt mưa đá có khả năng đo được từ 18 - 23 cm, có khả năng lập kỷ lục thế giới mới. Kỷ lục hiện tại thuộc về một trận mưa đá có kích thước 20 cm tương đương với kích thước của một quả bóng chuyền, rơi gần Vivian, phía Nam Dakota.

"Thật không thể tin được. Đây là những gì khó tưởng tượng từ mưa đá", Phó Giáo sư Matthew Kumjian, Khoa Khí tượng và Khí quyển tại bang Pennsylvania, nói.

Các nhà khoa học từng đề xuất mưa đá lớn hơn 15 cm nên được phân loại là khổng lồ và cho biết nhận thức rõ hơn về những sự kiện này dù rất hiếm nhưng có thể giúp cùng nhau hiểu rõ hơn về những cơn bão nguy hiểm.

Cơn bão với viên đá khổng lồ ở Villa Carlos Paz, Argentina, là khu vực đông dân cư đã mang đến cho các nhà khoa học một cơ hội hiếm có để nghiên cứu một trường hợp được ghi chép rõ ràng về trận mưa đá khổng lồ.

Để có các số liệu rõ ràng hơn, các nhà nghiên cứu đã theo dõi các thông tin sau đó cùng việc phỏng vấn các nhân chứng, thăm các địa điểm xảy ra thiệt hại, thu thập dữ liệu hình ảnh và phân tích các quan sát radar. Kết quả các nhà khoa học ước tính một hạt mưa đá trong trận mưa đá ở Argentina có thể đã lập kỷ lục thế giới.

Kumjian nói: "Một trường hợp được quan sát tốt như vậy là một bước tiến quan trọng trong việc tìm hiểu các môi trường và bão tạo ra mưa đá khổng lồ và cuối cùng là làm thế nào để dự đoán, phát hiện các sự kiện cực đoan như vậy".

Mưa đá thường xảy ra trong những cơn bão lớn. Những cơn gió sẽ giữ đá ở trên cao đủ lâu để phát triển ở nhiệt độ dưới 0 độ C trong khí quyển. Nhưng dự đoán kích thước mưa đá vẫn còn nhiều thách thức.

Rachel Gutierrez, đồng tác giả của báo cáo đã tìm thấy mối liên hệ giữa tốc độ của cơn bão và kích thước mưa đá lớn hơn, nhưng vẫn chưa rõ chi tiết về mối quan hệ này. Cô cho biết dữ liệu, đặc biệt là từ một cơn bão bên ngoài nước Mỹ là vô giá.

"Thông thường không có nhiều dữ liệu từ các cơn bão bên ngoài nước Mỹ. Điều này cho chúng ta thấy những sự kiện điên rồ, có tác động cao này có thể xảy ra trên toàn thế giới”, Rachel Gutierrez nhấn mạnh.

Trang Phạm

Theo Phys/Science Alert