1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Mối liên quan giữa thiếu ngủ và đồ uống có đường

(Dân trí) - Một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học San Francisco được thực hiện trên 18.000 người trưởng thành cho thấy những người có giấc ngủ đêm chỉ kéo dài 5 tiếng hoặc chỉ vài tiếng đồng hồ có khả năng là do uống quá nhiều đồ uống chứa cafein có đường, như sô đa và nước tăng lực.

Mối liên quan giữa thiếu ngủ và đồ uống có đường - 1

Các tác giả nghiên cứu nhấn mạnh, mặc dù kết luận này vẫn chưa chắc chắn về việc uống nhiều đồ uống có đường khiến nhiều người bị ngủ ít hơn hay việc khó ngủ khiến mọi người muốn uống đồ uống chứa nhiều đường và caffein để có thể tỉnh táo hay không, nhưng các nghiên cứu trước đây cho rằng cả hai trường hợp trên đều là đúng.

GS.TS. Aric A. Prather, chuyên ngành tâm thần học và là Phó Giám đốc Trung tâm Sức khỏe và Cộng đồng tại UCSF, tác giả chính của nghiên cứu cho biết, nhóm nghiên cứu của ông nghĩ rằng ở đây có thể là một vòng tuần hoàn khép kín tuyệt đối ở chỗ những đồ uống có đường và tình trạng mất ngủ sẽ làm gia tăng một vấn đề khác nào đó dẫn đến nó rất khó để nhiều người có thể loại bỏ các thói quen gây hại cho sức khỏe. Những dữ liệu này cho thấy việc cải thiện giấc ngủ cho mọi người có thể giúp họ cố gắng thoát ra khỏi vòng tuần hoàn này và cắt giảm mức tiêu thụ đường của họ, bởi đây là những chất có mối liên quan đến các bệnh chuyển hóa sau này mà chúng ta đều đã biết. Công trình nghiên cứu này mới đây đã được công bố trên Tạp chí Sleep Health.

Nghiên cứu về các loại đồ uống có đường và giấc ngủ

Nhóm nghiên cứu đã liên kết mức tiêu thụ đồ uống có đường với hội chứng chuyển hóa liên quan đến một nhóm các điều kiện bao gồm lượng đường trong máu cao và lượng mỡ dư thừa có nguy cơ dẫn đến béo phì và bệnh tiểu đường tuýp 2. Kết quả là việc thiếu ngủ cũng có liên quan với tăng nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa.

“Mới đây, một số nghiên cứu liên kết hai yếu tố ở những trẻ trong độ tuổi đi học đã cho thấy những trẻ ngủ ít hơn có nhiều khả năng đã uống nhiều sô đa hoặc các loại đồ uống chứa đường khác trong ngày”, Prather cho biết.

Để biết rõ xem vấn đề này tương tự ở những người trưởng thành không , Prather và nhóm của ông đã tiến hành phân tích hồ sơ lý lịch từ năm 2005 đến 2012 của 18.779 người tham gia trong Khảo sát về dinh dưỡng và Sức khỏe Quốc gia (NHANES). Đây là nghiên cứu ghi chép liên tục về các thói quen ăn uống và tình trạng sức khỏe theo một mẫu chung đại diện quốc gia trong những người trưởng thành ở Mỹ của Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia. Nghiên cứu này bao gồm các báo cáo về tình trạng giấc ngủ trong suốt tuần làm việc của những người tham gia cũng như tổng toàn bộ lượng đồ uống có đường mà họ đã tiêu thụ bao gồm các đồ uống có đường không chứa caffein và có chứa caffein, nước trái cây, đồ uống chứa đường nhân tạo và cà phê mộc, chè và nước uống. Sau khi kiểm soát đối với một loạt các yếu tố về nhân khẩu - xã hội và các biến số sức khỏe mà có khả năng tác động mạnh đến sự tiêu thụ và giấc ngủ, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy những người thường xuyên chỉ ngủ được 5 hoặc vài tiếng đồng hồ mỗi đêm đã uống tổng số nhiều hơn 21% lượng đồ uống nhiều đường và caffein bao gồm cả nước sô đa và các nước tăng lực không chứa cacbonat so với những người có giấc ngủ đêm từ 7 tiếng đến 8 tiếng đồng hồ. Riêng với những người thường xuyên ngủ chỉ được 6 tiếng đồ hồ mỗi đêm có lượng tiêu thụ nhiều hơn 11% lượng đồ uống có đường và caffein. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu không phát hiện thấy mối liên quan giữa khoảng thời gian ngủ với mức tiêu thụ đồ uống là nước trái cây, trà hoặc đồ uống theo chế độ ăn kiêng.

Không có kết luận về nguyên nhân và kết quả

Prather đã nhận thấy các nghiên cứu trước đây đã mạnh mẽ chỉ ra rằng sự thiếu ngủ tăng cảm giác đói, đặc biệt là rất thèm ăn các loại thực phẩm béo và có đường. “Những người thiếu ngủ dễ tìm kiếm các loại đồ uống có đường chứa caffein để tăng sự tỉnh táo và để tránh tình trạng buồn ngủ ban ngày. Tuy nhiên, điều này vẫn con chưa chắc chắn mặc dù việc uống những loại đồ uống này có ảnh hưởng đến giấc ngủ, tức là những người không ngủ được nhiều thường có khuynh hướng tiêu thụ các loại đồ uống chứa đường nhiều hơn. Thật đáng tiếc là các dữ liệu trong các nghiên cứu này không cho phép nhóm nghiên cứu rút ra bất kỳ kết luận nào về nguyên nhân và kết quả mang lại của nó”, ông nói.

Ngoài ra, thời gian ngủ trong nghiên cứu này dựa trên sự tự báo cáo nên có thể không phản ánh chính xác mô hình giấc ngủ thật sự của những người tham gia. “Điều quan trọng là phải có nghiên cứu bổ sung với nhiều biện pháp đánh giá khách quan hơn về giấc ngủ bằng cách dùng các bản ghi chép EEG (EEG recordings) hoặc máy đo giấc ngủ cầm tay. Hơn nữa cũng cần phải có các nghiên cứu sâu hơn nữa trong tương lai để hiểu rõ hơn những ảnh hưởng lẫn nhau giữa giấc ngủ và sự tiêu thụ đồ uống có đường theo thời gian”, Prather cho biết.

Từ những mối liên quan giữa đường và giấc ngủ, nghiên cứu này có thể vạch ra cách thức mới để giải quyết những vấn đề liên quan đến việc tiêu thụ đường quá mức.

“Việc ngủ quá ít và uống quá nhiều đồ uống có đường đều tác động tiêu cực đến sức khỏe và sự trao đổi chất trong cơ thể, bao gồm bệnh béo phì. Việc tăng thời gian và chất lượng giấc ngủ có thể là một biện pháp can thiệp mới, có lợi để cải thiện sức khỏe và hạnh phục cho những người uống quá nhiều loại đồ uống có đường”, Prather nói.

P.T.T-NASATI (Medicalxpress)