Loài người tác động đến những cánh rừng nhiệt đới trong ít nhất 45.000 năm

(Dân trí) - Một nghiên cứu mới tiết lộ rằng loài người đã có những tác động ở phạm vi toàn cầu đối với những cánh rừng nhiệt đới trong ít nhất 4.5000 năm. Nghiên cứu được công bố trên trang Nature Plants là bản đánh giá lại đầu tiên về những hành động ảnh hưởng toàn cầu của con người đối với các cánh rừng nhiệt đới.


Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng loài người đã có một tác động đáng kể đến hệ sinh thái của rừng nhiệt đới qua các hoạt động đốt rừng.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng loài người đã có một tác động đáng kể đến hệ sinh thái của rừng nhiệt đới qua các hoạt động đốt rừng.

Các nhà khoa học từ Viện khoa học lịch sử loài người Max Planck, Đại học Liverpool John Moores, Đại học College London và École française d'Extrême-Orient đã khảo sát 3 phương diện của tác động của loài người đối với rừng nhiệt đới, đại khái tương quan với các hoạt động săn bắt hái lượm, những hoạt động nông nghiệp nhỏ và những sự định cư tại thành thị lớn.

Khoảng 45.000 năm trước, một nhóm người săn bắt hái lượm đã đốt một khu vực rừng nhiệt đới ở Đông Nam Á và các nhà nghiên cứu đã tìm ra các bằng chứng về các hoạt động tương tự ở Úc và New Guinea. Hoạt động dọn rừng cho phép loài người thời kì đầu tạo ra môi trường rìa rừng ( forest-edge) để kích thích sự hiện diện của các loài động vật và thực vật như là một nguồn thức ăn.

Các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng sớm nhất về công việc trồng trọt của người cổ đại ở một cánh rừng nhiệt đới tại New Guinea 10.000 năm trước để bù thêm vào lượng thức ăn do săn bắt và hái lượm.

Những nhóm người sử dụng các chiến lược nông nghiệp rừng nhiệt đới địa phương thì không có ảnh hưởng lâu dài đến các cánh rừng nhiệt đới.

“Thực vậy, hầu hết cộng đồng tham gia vào những hệ sinh thái đó đều có mật độ dân số ban đầu thấp và đã phát triển được những hệ thống sinh kế cái mà được điều chỉnh cho các môi trường cụ thể của họ” Tiến sĩ Chris Hunt của ĐH Liverpool John Moores cho biết trong một bản tin mới

Bởi vì cường độ nông nghiệp tăng, ảnh hưởng của nó đến các cánh rừng nhiệt đới cũng dài hạn hơn. Khi người làm ruộng mang hạt cao lương và gia súc đến khu vực của các cánh rừng nhiệt đới phía tây và trung tâm châu Phi khoảng 2400 năm trước, những vụ đốt rừng và xói mòn đất đã xảy ra đáng kể.

Ông Hunt nói: "Những hoạt động này, gây ra sự phát quang tràn lan, làm giảm sự đa dạng sinh học, gây xói mòn đất và dễ bị cháy rừng hơn, đại diện cho một số nguy cơ lớn nhất rừng nhiệt đới đang đối mặt".

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng sự nhận thức về một hệ sinh thái rừng nhiệt đới nguyên sơ là không tồn tại.

“Những người dân bản xứ và truyền thống- những người mà hệ thống sản xuất và kiến thức của tổ tiên họ đang từ từ được giải mã bởi các nhà khảo cổ-- nên được xem là một phần của giải pháp và không là một vấn đề của phát triển bền vững rừng nhiệt đới” Tiến sĩ Partrick Roberts của Viện Max Planck nói.

Thiên Hương (Theo UPI)