Lần đầu tiên Việt Nam xử lý thành công chất thải gây thủng tầng ô-zôn

(Dân trí) - Chiều 21/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Bộ Công Thương phối hợp với Công ty xi măng HolCim Hòn Chồng (Kiên Giang) đã thử nghiệm và xử lý thành công khí thải HCFC.

Chất HCFC có nhiều trong các thiết bị công nghệ lạnh. HCFC các chất khí có gốc clo làm giảm suy giảm tầng ozon – lá chắn bảo vệ trái đất chống lại các tia cực tím có hại từ mặt trời. Xử lý thành công loại khí thải này sẽ góp phần bảo vệ tầng ozon và giảm thiểu tác hại đến môi trường và thế hệ tương lai.

Các bình chứa HCFC khi thu gom được đánh giá ngoại quan, được bao bọc bằng các mút xốp để tránh va chạm và đặt trong thùng chứa thứ cấp và cố định bằng các dây đai. Tiếp đến, quá trình đồng xử lý được thực hiện trong lò nung xi măng với nhiệt độ cao lên đến 2.0000C, thời gian lưu cháy dài, môi trường oxi hóa cùng với hệ thống nạp liệu kín, được theo dõi liên tục cho phép tiêu hủy hoàn toàn các hợp chất HCFC.


Lần đầu tiên Việt Nam xử lý thành công chất thải HCFC

Lần đầu tiên Việt Nam xử lý thành công chất thải HCFC

Trao đổi với PV Dân trí ông Nguyễn Khắc Hiếu – Phó Cục Trưởng cục Khi tượng Thủy văn và biến đổi khí hậu, Bộ Tài TN- MT cho biết: Hiện nay việc quản lý ngành nghề, thiết bị liên quan đến chất HCFC chưa thống nhất, đơn vị nào cũng có thể xuất, nhập và thu gôm... Do vậy thời gian tới Cục sẽ tham mưu cho Bộ TN - MT để tạo ra hành lang pháp lý để quản lý việc xuất, nhập khẩu và đây là một ngành kinh doanh có điều kiện, từ đó chỉ có những đơn vị này mới được phép xuất nhập cũng như thu gom, xử lý chất HCFC.

Được biết, hoạt động thu gom và xử lý chất thải HCFC-loại khí gây thủng tầng ozon, gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu là một phần trong khuôn khổ hợp tác giữa hai Chính phủ Việt Nam - Nhật Bản, được thể hiện trong dự án “Bệnh viện xanh”, nằm trong Cam kết hợp tác về “Tăng trưởng cac-bon thấp” nhằm đóng góp cho việc cải thiện hiện tượng biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản.

Tiêu hủy HCFC là bước kế tiếp của dự án thúc đẩy xây dựng bệnh viện xanh. Tới năm 2030, Việt Nam dự kiến xử lý được 97,5% loại khí gây thủng tầng ozon không chỉ tồn tại trong khí gas lạnh của hệ thống điều hòa cũ mà còn trong ngành y tế và công nghiệp.

Nguyễn Hành

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm