Kính viễn vọng không gian James Webb Space Telescope sẽ săn lùng người ngoài hành tinh

(Dân trí) - Một kính viễn vọng không gian cỡ lớn sẽ được NASA phóng lên quỹ đạo cách Trái Đất 1 triệu dặm để tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh.

Kính viễn vọng không gian James Webb Space Telescope sẽ săn lùng người ngoài hành tinh - 1

Kính viễn vọng không gian James Webb (JWST) cực kỳ mạnh, so với nó, kính Hubble chỉ giống như một chiếc ống nhòm.

Cỗ máy hồng ngoại này đầy uy lực, nó sẽ vươn tới những nơi xa xôi nhất và đón được những khoảnh khắc đầu tiên trong vũ trụ. Và kính kính viễn vọng không gian James Webb có năng lực quét hàng nghìn hành tinh để tìm kiếm sự sống – kể cả những hành tinh cách xa hàng nghìn năm ánh sáng.

Theo kế hoạch, kính viễn vọng không gian James Webb sẽ hoạt động vào năm tới, nhưng do chậm trễ trong việc tích hợp các thiết bị quan trọng, chẳng hạn như gương 6,5 mét để giúp quan sát trong không gian sâu, nên việc ra mắt sẽ được lùi lại vào thời gian từ tháng Ba đến tháng Sáu năm 2019.

Ngoài việc nhìn sâu vào không gian, nó sẽ đo chính xác hàm lượng nước, CO2 và các thành phần khác trong bầu khí quyển của các ngoại hành tinh (các hành tinh bên ngoài hệ mặt trời), cũng như cho biết thêm về kích thước và khoảng cách của các hành tinh này so với ngôi sao chủ.


Kính viễn vọng không gian James Webb đang được chế tạo.

Kính viễn vọng không gian James Webb đang được chế tạo.

Một trong những khác biệt lớn nhất giữa kính Hubble và kính James Webb là độ xa về khoảng thời gian quá khứ mà chúng có thể quan sát được.

Cụ thể là kính Hubble có thể nhìn xa vào vũ trụ, về bản chất, đó là quan sát ngược lại ở một thời điểm trong quá khứ - do ánh sáng phải mất thời gian di chuyển. Thông qua kính Hubble, các chuyên gia có thể quan sát sự hình thành của những thiên hà đầu tiên – tức là là khoảng 1 tỷ năm sau vụ nổ Big Bang.

Nhưng kính James Webb còn mạnh hơn nhiều, nó có thể quan sát từ thời điểm chỉ 0,3 tỷ năm sau vụ nổ Big Bang.

Ngoài ra, kính James Weeb cũng tiến đến vị trí xa hơn so với kính Hubble.

Kính Hublle nằm trên quỹ đạo Trái Đất, chỉ cách mặt đất khoảng 570.000 km, nhưng kính James Webb sẽ cách Trái Đất 1,5 triệu km. Điều đó có nghĩa là nếu nó bị hỏng khi đã vào vị trí, thì sẽ không thể sửa chữa được.


Kính James Webb sẽ thay thế kính Hubble.

Kính James Webb sẽ thay thế kính Hubble.

Đây là một trong những lý do chính khiến cho việc ra mắt dự án trị giá 8,8 tỷ USD này – vốn được lên kế hoạch từ năm 2011 – lại bị trì hoãn. Các nhà nghiên cứu phải hoàn toàn chắc chắn rằng mọi thứ đều ở trong tình trạng toàn vẹn nhất.

Theo ông Eric Smith – giám đốc chương trình Kính viễn vọng không gian James Webb - thì sự trì hoãn này sẽ không ảnh hưởng đến ngân sách. Ông cho biết “Quốc Hội chỉ giới hạn về chi phí phát triển chứ không phải ngày hoàn thành. Cho dù ngày ra mắt thay đổi, chương trình vẫn không đòi hỏi phải bổ sung thêm ngân quỹ. Giả sử các bước tích hợp và thử nghiệm được tiến hành theo đúng kế hoạch, và không có sự trì hoãn nào ở bệ phóng tại Guyane thuộc Pháp, thì ngân sách cho chương trình Webb vẫn vừa đủ.

Anh Thư (Theo Express)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm