Khủng long đã sống trong đau đớn vì bệnh… viêm khớp

(Dân trí) - Trong một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Royal Society Open Science, các nhà nghiên cứu đã mô tả trường hợp đầu tiên được biết đến về một chú khủng long phải đi khập khiễng do bị viêm khớp.

Con khủng long này đã được phát hiện ở phía nam New Jersey. Các nhà khoa học chỉ phục hồi lại hai xương cẳng tay của nó – xương quay và xương trụ - vì vậy họ không thể xác định chính xác nó thuộc loài gì. Tuy nhiên, họ cho biết nó có thể là loại khủng long mỏ vịt – một loại khủng long ăn thực vật được gọi là hadrosaur – và nó sống khoảng 70 triệu năm trước.

Khủng long từng có cuộc sống đầy khó khăn vì bệnh viêm khớp. Ảnh: Allen Creative/Steve Allen/Alamy
Khủng long từng có cuộc sống đầy khó khăn vì bệnh viêm khớp. Ảnh: Allen Creative/Steve Allen/Alamy

Phân tích X- quang khớp khuỷu tay hóa thạch của nó đã tiết lộ bằng chứng viêm khớp nhiễm khuẩn, một loại hình đặc biệt khó chịu của bệnh do nhiễm trùng gây ra và cũng được biết đến là chứng viêm làm khổ các loài chim hiện đại, cá sấu và cả con người.

Kết quả chụp cắt lớp microCT – phiên bản có độ phân giải cao của các loại chụp cắt lớp CT được sử dụng trong bệnh viện – cho thấy khớp xương đã bị chảy ra và bị che phủ trong tăng trưởng xương.

Ảnh quét 3D ở xương quay của con khủng long cho thấy xương phát triển giống như bông cải (Ảnh: Jennifer Anne)
Ảnh quét 3D ở xương quay của con khủng long cho thấy xương phát triển giống như bông cải (Ảnh: Jennifer Anne)

Đây là lần đầu tiên viêm khớp nhiễm trùng được nhìn thấy trong một con khủng long, mặc dù tình trạng viêm khớp hay còn gọi là viêm tủy xương xảy ra phổ biến ở các loài vật.

Trong trường hợp này, viêm tủy xương đã bị loại trừ vì sự phát triển xương phản ứng mạnh và vị trí của các khu vực bị ảnh hưởng nằm xung quanh khớp khuỷu tay.

Cuộc sống đầy đau đớn

Jennifer Anne – người đứng đầu nhóm nghiên cứu – từ Đại học Manchester, Anh đã viết : “Đối với nhận thức tốt nhất của chúng tôi, đây là lần đầu tiên ghi nhận một trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn ở khủng long. Mức độ nghiêm trọng của bệnh lý cho thấy con vật này đã phải chịu đựng tình trạng đó trong một thời gian trước khi chết”.

Anne cho biết “Chúng tôi đã muốn chụp cắt lớp nó từ 10 năm trước, chúng tôi chỉ cần các thiết bị phù hợp”. Nhờ vào thiết bị quét micro CT tại Trung tâm Hệ thống Nano của Đại học Harvard,Mỹ, việc phân tích đã được thực hiện mà không làm phá hủy các hóa thạch

Giống như rất nhiều hóa thạch được phát hiện ở khu này của New Jersey, hai mẫu vật này cũng vô cùng mỏng manh. Đó là bởi vì cách đây 70 triệu năm, khu vực này còn chìm dưới đại dương. Các xương trụ và xương quay được tìm thấy khi đang ở trong một tình trạng địa chất gọi là bệnh pyrite, có thể làm những hóa thạch này vỡ vụn thành cát bụi khi bị chạm vào.

Các nhà nghiên cứu đã thu hẹp chẩn đoán của mình xuống sau khi loại trừ các bệnh ung thư, gút – căn bệnh phổ biến ở các loài bò sát, bệnh lao và bệnh đặc xương của gia cầm.

Anh Thư (Tổng hợp)