1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Khối băng lớn ở Nam Cực sắp vỡ

(Dân trí) - Một khối băng khổng lồ có khối lượng lớn hơn gần 100 lần diện tích vùng Mahhattan sắp làm vỡ dải băng Larsen C của Nam Cực, theo báo cáo của các nhà khoa học vào thứ 6 tuần trước.


Vết nứt lớn trên tảng băng Larsen C nhìn thấy rõ ràng khi chụp từ trên không

Vết nứt lớn trên tảng băng Larsen C nhìn thấy rõ ràng khi chụp từ trên không

Quá trình rạn nứt ban đầu diễn ra khá chậm, sau đó đột ngột tăng lên 18 km (11 dặm) vào cuối tháng 12, để lại những khối băng hình ngón tay dày 350m gắn với một đoạn nhỏ theo suốt chiều dài của tảng băng.

Vết nứt cũng bắt đầu lớn dần, từ nhỏ hơn 50m (160 ft) năm 2011đến gần 500m hiện nay.

“Nếu quá trình này không tiếp tục trong vài tháng tới, tôi sẽ rất ngạc nhiên” Adrian Luckman, chuyên gia của trường Đại học Swansea, Wales kiêm lãnh đạo dự án Midas của Anh, dự án theo dõi những thay đổi của băng ở Tây Nam Cực cho biết.

Bản thân các tảng băng có nguy cơ bị tan ra sẽ không làm dâng cao mực nước biển mà hậu quả có thể xảy ra do băng tan mới là điều khiến các nhà khoa học phải lo ngại.

Mối nguy hiểm thực sự là từ các dòng sông băng nội địa, được tạo nên bởi những tảng băng trôi hình vách đá đứng trụ trên biển và đất liền.

Các dải băng mỏng manh ở Tây Nam Cực – nơi tảng băng Larsen C đứng – giữ đủ lượng nước lạnh để tăng mực nước biển toàn cầu lên ít nhất 4m nữa (13 ft).

Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng sự biến đổi khí hậu có thể là nguyên nhân khiến băng tan , dù trong phạm vi thời gian là hàng thế kỷ hay thiên niên kỷ.

Sự tan vỡ hoặc tách ra của các tảng băng là một quá trình tự nhiên, nhưng sự nóng lên toàn cầu được cho là đã góp phần đẩy nhanh quá trình này.

Nước biển nóng lên làm mòn đi phần dưới của tảng băng, trong khi đó nhiệt độ không khí tăng cao thì làm suy yếu chúng từ phía trên.

Tảng băng Larsen A bên cạnh đã bị sụp đổ vào năm 1995 và 7 năm sau, tảng băng Larsen B cũng nhanh chóng bị tan vỡ.

Khối băng bị tách ra từ tảng băng Larsen C có khối lượng bằng khoảng 10% tảng băng ban đầu, và đây sẽ là 1 trong 10 khối băng bị vỡ ra lớn nhất từng được ghi chép lại, Luckman nói.

Nếu cả tảng băng Larsen C ban đầu chìm xuống biển, nó sẽ làm mực nước biển toàn cầu tăng lên khoảng 10cm (4 inches).

“Chúng tôi tin (mặc dù những người khác có thể không) rằng những tảng băng còn lại sẽ không còn được ổn định như bây giờ,” Luckman chia sẻ trong một bài phát biểu.

Đại dương trong những thập kỷ gần đây đã hấp thụ rất nhiều nhiệt lượng dư thừa gây ra bởi sự biến đổi khí hậu, khiến cho nhiệt độ trung bình của không khí toàn cầu tăng lên 1 độ C (1.8 độ F).

Các quốc gia trên thế giới đã thực hiện hiệp định Paris được ký kết tại thủ đô nước Pháp vào tháng 12 năm 2015, để giữ cho sự nóng lên toàn cầu ở mức “dưới hẳn” 2 độ C (3.5 độ F) trước thời kỳ tiền công nghiệp.

Quỳnh Chi (Theo Phys)