Đương nhiên, hành vi bắt cóc ở loài kiến không hề vì mục đích kiếm tiến, mà nó lại liên quan trực tiếp đến sự sống còn của chúng. Cụ thể, từ khi sinh ra, hàm của loài kiến bắt cóc đã không hề có khía răng cưa, điều khiến chúng không thể tự nhai thức ăn. Do đó, kiến bắt cóc sẽ phải chấp nhận chết đói nếu không tìm ra giải pháp. Lựa chọn “sống còn” của chúng trong trường hợp này chính là tìm kiếm những “nô lệ” giúp mình nhai thức ăn.
Một vụ bắt cóc được tiến hành như thế nào?
Để tiến hành một phi vụ bắt cóc, trước hết, loài kiến này sẽ cử các nhóm kiến đi do thám khu vực lân cận. Một khi phát hiện ra mục tiêu tiềm năng – Tổ của loài kiến khác (thường là kiến đen) – Lực lượng do thám sẽ nhanh chóng trở về báo cáo để cả đàn triển khai cuộc tấn công chớp nhoáng.
Kiến bắt cóc đào đường vào tổ của kiến đen.
Bắt cầu cuộc tấn công, kiến bắt cóc sẽ kéo một lực lượng lớn lên đến cả trăm, thậm chí cả ngàn cá thể nhanh chóng tiến đến tổ của con mồi. Mục tiêu của chúng thường cũng rất thận trọng vì biết được có sự hiện diện của những kẻ bắt cóc vùng, nên về cuối ngày sẽ bịt lối vào tổ của mình bằng đất, cành cây nhỏ và sỏi.
Tuy nhiên, cũng không mất nhiều thời gian để đội quân bắt cóc này phá được “cổng thành”, và một khi xuyên thủng lớp phòng thủ, kiến bắt cóc sẽ nhanh chóng đi thẳng đến vị trí của những con kiến đen non, đang ở trạng thái phát triển cuối cùng trước khi trở thành kiến trưởng thành.
Kiến bắt cóc với chiến lợi phẩm: Ấu trùng kiến đen.
Sau khi tìm thấy mục tiêu, kiến bắt cóc sẽ tóm lấy nhộng kiến đen bằng cặp hàm trên dài, được biệt hóa cho việc gắp ấu trùng, mà không làm tổn thương đến chúng. Bên cạnh đó, cặp hàm này cũng rất hữu hiệu trong các cuộc chiến khi phần đỉnh nhọn hoắt giúp xuyên thủng khung xương ngoài của kẻ thù.
Ngay sau khi hoàn thành nhiệm vụ bắt cóc, đàn kiến sẽ trở về tổ của mình thần tốc y như cách mà chúng ập đến. Tuy nhiên, câu chuyện chưa hề dừng lại ở đây!
Kiến bắt cóc làm gì với con tin của mình.
Kiến sống trong một thế giới của các loại hóa chất! Không giống như chúng ta, kiến không có mũi, chúng dùng cặp râu ở đầu để cảm nhận về thế giới, tìm thức ăn cũng như nhận biết bầy đàn và kẻ lạ.
Kiến có thể tự tạo ra một mùi đặc trưng của mình. Mỗi tổ kiến lại có một mùi đặc trưng, vốn là sự kết hợp của các loại hóa chất từ kiến trong đàn trộn cùng hóa chất từ thức ăn và môi trường sống.
Kiến chạm râu với nhau để giao tiếp.
Loài kiến thu thập mùi hương thông qua một tuyến nằm ở bên góc của mình, cơ quan này tương tự một chiếc túi chứa đầy hóa chất có nguồn gốc từ bất kì thứ gì mà kiến đã tương tác. Đồng thời, để đối phương có thể nhận diện mình, kiến cũng sẽ tự bọc mình bằng mùi hương đặc trưng của đàn mà nó trực thuộc.
Vậy điều này có liên quan gì đến phi vụ bắt cóc của loài kiến kì lạ đã đề cập ở trên?
Cần biết rằng, khi vừa nở ra từ kén, nhộng kiến về cơ bản không hề có một mùi nhận diện nào. Do đó, kể cả khi bị bắt cóc, chúng cũng không hề biết rằng mình đang bị giam giữ tại một nơi xa lạ.
Cùng với đó, kiến bắt cóc sẽ thực hiện một thủ thuật để đánh lừa nạn nhân của mình, bằng cách phủ lên người ấu trùng kiến đen mùi hương đặc trưng của tổ kiến bắt cóc, từ đó khiến chúng nghĩ rằng mình vốn dĩ thuộc về nơi này. Việc dễ dàng tẩy não chỉ bằng mùi hương chính là lý do kiến bắt cóc lựa chọn mục tiêu của mình là ấu trùng thay vì kiến đã trưởng thành.
Kiến bắt cóc phủ lên người ấu trùng kiến đen mùi hương đặc trưng của tổ kiến bắt cóc, từ đó khiến chúng nghĩ rằng mình vốn dĩ thuộc về nơi này.
Khi lớn lên, những con kiến đen sẽ nhận nhiệm vụ kiếm ăn, nuôi dưỡng con non và các hoạt động khác để duy trì tổ cho kiến bắt cóc. Thêm vào đó, vì không thể tự nhai thức ăn, 100% việc ăn uống của kiến bắt cóc sẽ phụ thuộc vào kiến đen, nên những “nô lệ” này sẽ phải thực hiện thêm một nhiệm vụ không công nữa là mớm thức ăn cho chủ nhân.
Cụ thể, kiến bắt cóc và kiến đen sẽ chạm miệng vào nhau như tư thế hôn; tiếp đó, kiến đen nhả lại phần thức ăn đã được nhai trực tiếp vào miệng kiến bắt cóc, hành vi này được gọi là “Sự trao đổi thức ăn”. Theo các nhà khoa học, Sự trao đổi thức ăn rất phổ biến đối với những cá thể cùng đàn. Tuy nhiên, lại rất hiếm khi xảy ra giữa hai loài khác nhau như trong trường hợp này.
Kiến đen mớm thức ăn cho kiến bắt cóc.
Mối quan hệ giữa kiến bắt cóc và “nô lệ” của mình được coi là quan hệ kí sinh. Trong đó, kiến bắt cóc chính là vật kí sinh, kiến đen là vật chủ. Điều đặc biệt ở đây là thay vì hút máu hay hút chất dinh dưỡng, như hầu hết các ví dụ về quan hệ kí sinh khác, loài kiến này lại thực hiện hành vi hút tài nguyên.
Minh Nhật
Theo KQED
(Dân trí) - Các chuyên gia khuyên rằng để giảm nguy cơ hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS), cha mẹ nên cho trẻ dưới 1 tuổi ngủ nằm ngửa. Nguy cơ SIDS cao nhất khi trẻ được 1 đến 4 tháng tuổi, tuy nhiên vẫn còn có thể xảy ra cho đến khi trẻ được 12 tháng.
Thứ tư, 06/11/2019 - 10:23
(Dân trí) - Ai là những người đã xây bức tường cực dài này? Làm thế nào để xây nó và nó có mục đích gì? Đó là những câu hỏi đang khiến các nhà khảo cổ học đau đầu.
Thứ tư, 06/11/2019 - 06:52
(Dân trí) - Hầu hết chúng ta đều thích ăn trứng gà. Bạn có thể chế biến chúng theo những cách khác nhau và trứng cũng tốt cho sức khỏe. Hầu hết mọi quả trứng đều như vậy, nhưng không phải tất cả quả trứng đều giống nhau; một số trứng có lòng đỏ cam sẫm trong khi những quả trứng khác có lòng đỏ màu nhạt hơn nhiều.
Thứ tư, 06/11/2019 - 06:45
(Dân trí) - Dám chắc bạn sẽ phải ngạc nhiên khi biết rằng, một thành viên thuộc gia đình nhà ốc lại sở hữu đòn tấn công với tốc độ tương đương viên đạn rời khỏi khỏi họng súng, và cũng gần như là nhanh nhất trong thế giới động vật.
Thứ tư, 06/11/2019 - 06:35
(Dân trí) - Đánh giá về kết quả nghiên cứu của tổ chức khoa học Climate Central ở New Jersey, giáo sư Phan Văn Tân – Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN cho biết: “Kết quả nghiên cứu chỉ đề cập đến việc Đồng bằng Sông Cửu Long thấp hơn nhiều so với mực nước biển so với những kết quả nghiên cứu trước đây”.
Thứ ba, 05/11/2019 - 04:32
(Dân trí) - Hầu hết các loài động vật đều có lúc ngủ. Giấc ngủ rất quan trọng vì nó giúp cơ thể và bộ não nghỉ ngơi. Con người khi ngủ thì nhắm mắt, nằm im, thở chậm và ít biết được những gì xảy ra xung quanh. Một số người ngủ rất sâu và khó có thể đánh thức họ dậy được.
Thứ ba, 05/11/2019 - 03:01
(Dân trí) - Thiết bị kích thích não được phê duyệt y tế đầu tiên của Châu Âu để điều trị trầm cảm hiện nay đã có sẵn cho mọi người sử dụng tại nhà. Thiết bị sử dụng một lượng điện nhỏ để điều khiển hoạt động ở phía trước não, được sử dụng cùng với thiết bị trị liệu ảo trên điện thoại của bạn.
Thứ ba, 05/11/2019 - 02:39
(Dân trí) - Không cần phải là những vấn đề mang tính hàn lâm, mà ngay từ ảnh chụp những món đồ, khung cảnh hàng ngày cũng đủ cho bạn thấy rằng, thế giới này còn nhiều điều bí ẩn đến nhường nào.
Thứ ba, 05/11/2019 - 02:30
(Dân trí) - Chưa cần mục sở thị ngoại hình, chỉ việc nghe qua những cái tên dựng tóc gáy như: “ngón tay quỷ”, “Răng chảy máu”. “Ngón tay người chết” cũng đã đủ để bạn có thể mường tượng ra sự đáng sợ của những loài nấm này.
Thứ ba, 05/11/2019 - 02:25
(Dân trí) - Nghiên cứu cho thấy những người có nhiều vi khuẩn kỵ khí Bacteroidales có thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn tới 15%.
Thứ ba, 05/11/2019 - 06:28
(Dân trí) - Các nhà khoa học vừa phát hiện ra phương pháp mới để xác định niên đại của đá giúp xác định trữ lượng quặng và cải thiện hoạt động thăm dò khoáng sản trên toàn cầu.
Thứ ba, 05/11/2019 - 06:24
(Dân trí) - Khu vực Dallol của Ethiopia được cho là một địa ngục thủy nhiệt ở thế giới khác với axit sunfuric sủi bọt và muối không có sự sống nào có thể tồn tại.
Thứ ba, 05/11/2019 - 06:20
(Dân trí) - Chụp ảnh Selfie khiến nhiều người chết hơn cả cá mập; thỏ có thể phát hiện mùi của đồng loại từ chất thải kẻ thù; trong cơ thể chúng ta đang có khoảng 0,2 mg vàng và còn nhiều sự thật bất ngờ khác đang chờ bạn khám phá.
Thứ hai, 04/11/2019 - 10:46
(Dân trí) - Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một vật liệu mới có khả năng mở rộng hoặc co lại đáng kể khi tiếp xúc với dòng điện yếu.
Thứ hai, 04/11/2019 - 06:53
(Dân trí) - Các nhà nghiên cứu từ Đại học Bristol (Anh) vừa đưa ra cảnh báo về việc sử dụng thuốc lá nhiều có thể làm cho khuôn mặt của người hút trông già hơn.
Thứ hai, 04/11/2019 - 06:48
(Dân trí) - Lấy cảm hứng từ chất dính từ những con nhện sử dụng để bắt con mồi, các kỹ sư của Viện Công nghệ Massachusetts đã thiết kế một cuộn băng keo hai mặt đặc biệt có thể nhanh chóng gắn các mô lại với nhau.
Thứ hai, 04/11/2019 - 06:44
(Dân trí) - Các nhà khoa học đã mô tả những phát hiện đáng báo động này là do nông nghiệp thâm canh. Họ đang kêu gọi một "sự thay đổi mô hình" trong chính sách sử dụng đất để bảo vệ môi trường sống cho những loài bướm, bọ và côn trùng bay
Chủ nhật, 03/11/2019 - 06:45
(Dân trí) - Các sinh vật biến đổi gene (GMO) từ lâu đã gây ra những tranh cãi trong giới khoa học. Với các nhà môi trường họ lo sợ về những nguy hiểm liên quan đến việc thay đổi DNA của thực vật và động vật.
Chủ nhật, 03/11/2019 - 06:39
(Dân trí) - Tác giả nghiên cứu Cassius Stevani, từ Viện Hóa học của Đại học São Paulo nhấn mạnh đây là lần đầu tiên các nhà khoa học ghi nhận hiện tượng phát xạ màu xanh từ một sinh vật sống trên đất liền ở Nam Mỹ.
Chủ nhật, 03/11/2019 - 06:34
(Dân trí) - Bạn đến thăm ngôi nhà thời thơ ấu của mình, bước vào phòng ngủ cũ của bạn và gặp phải một làn sóng ký ức hoài cổ. Điều gì kích hoạt ký ức này? làm thế nào bạn đột nhiên nhớ những điều bạn có thể không nghĩ đến trong nhiều thập kỷ?
Chủ nhật, 03/11/2019 - 06:30
(Dân trí) - Hóa thạch được cho là của một quái vật biển 150 triệu năm tuổi cổ đại.
Thứ bảy, 02/11/2019 - 06:19
(Dân trí) - Chia sẻ tại Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo, TS Trần Du Lịch cho rằng, mọi người cần phải có một tư duy phi truyền thống mới có tạo ra được những sáng tạo.
Thứ bảy, 02/11/2019 - 06:15
(Dân trí) - Là loài côn trùng có cánh sống trên cạn nhưng lại nở ra dưới nước, ấu trùng của bộ Cánh lông buộc phải tự bảo vệ mình bằng cách “dệt” nên một trong những bộ giáp kiên cố nhất thế giới động vật.
Thứ bảy, 02/11/2019 - 06:13
(Dân trí) - Dù khác biệt về ngoại hình nhưng loài động vật này vẫn sở hữu những tố chất xứng đáng với danh xưng “người sói”, đặc biệt phải kể đến bản tính hung hăng kết hợp cùng cơ thể cường tráng, khiến chúng không hề ngại gây hấn với chó sói, gấu đen và thậm chí là gấu Bắc Cực.
Thứ bảy, 02/11/2019 - 06:10