1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Khí mê tan “bị bẫy” khiến cho bề mặt trái đất chao đảo

(Dân trí) - Những bong bóng khí khổng lồ bị mắc kẹt dưới lòng đất đang làm cho các vùng cỏ ở Siberia rung lên giống như những tấm bạt lò xo được căng trên khung.

Khí mê tan, là loại khí làm cho khí quyển của trái đất ấm lên gấp 2 lần so với cacbon dioxide và thường bị khóa bên dưới lớp băng vĩnh cửu, được cho là đang phát thải vào khí quyển do thời tiết ấm hơn làm tan băng.

Các nhà khoa học đã ghi lại được hình ảnh những mảnh vá của trái đất đang xuất hiện trên đảo Bely xa xôi nằm ngoài khơi bán đảo phía bắc ở Siberia đang nảy lên và lắc lư giống như chiếc nệm hơi.

Theo Siberian Times, các nhà khoa học suy đoán rằng, nhiệt độ ở quỹ đạo Bắc Cực ấm hơn cho phép khí mê tan di chuyển qua lớp đất bị đông cứng. Khí mêtan đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho bầu khí quyển của Trái đất ấm lên, khí này thoát ra do nhiệt độ trái đất tăng mà từ lâu các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy và lo ngại về vấn đề này. Có thể năm nay được ghi nhận là năm nóng nhất, với nồng độ carbon dioxide ở Nam Cực tăng ở mức kỷ lục.

Tại Siberi, cũng có bằng chứng về hiện tượng tích khí dẫn đến những vụ nổ nhỏ ở dưới lòng đất. Trong một nỗ lực nhằm khẳng định mối liên quan này, các nhà khoa học Nga đã phân tích miệng núi lửa trên các bán đảo Yamal và Taymyr gần Đảo Bely. Cảnh tượng khí bị mắc kẹt dưới lòng đất một cách bất thường đã được các nhà nghiên cứu Alexander Sokolov, Viện sinh thái động - thực vật thuộc Viện Khoa học Nga và Dorothee Ehrich, thuộc Đại học Bắc Cực, Na Uy ghi lại.

Họ đã ấn vào một chỗ phồng có hình tròn dưới lớp cỏ ít nhất một mét bằng ủng cao su của họ làm cho nó rung lên và lắc lư giống như nó được tạo ra từ chất lỏng.

Và khi một nhà khoa học đạp gót chân của mình vào đất, khí mê tan thoát ra rõ rệt thông qua lỗ hổng trong đám cỏ.

Các nhà nghiên cứu trước đây đã mô tả, những chùm bong bóng khí mê tan "cực mạnh" có đường kính lớn hơn 1000m nổi lên bề mặt biển Bắc Cực.

Theo các chuyên gia, hàng trăm triệu tấn khí mê tan đang bị khóa dưới lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực, kéo dài từ đất liền xuống đáy biển thuộc vùng biển tương đối nông ở thềm phía đông Bắc Cực Siberi.

Minh Trang (Theo Independent)