1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Khảo sát trực thăng tự chế của kỹ sư “hai lúa” ở Bình Dương

(Dân trí) - Sáng 21/9, Sở Khoa học Công nghệ (KHCN) tỉnh Bình Dương vừa có buổi làm việc với kỹ sư “hai lúa” Bùi Hiển, người chế tạo chiếc trực thăng tự chế để khảo sát, hướng dẫn ông Hiển làm các thủ tục đăng ký sáng chế khoa học.

img-4859-1473817443072

Chiếc trực thăng tự chế của ông Bùi Hiển

Tại buổi làm việc, Đoàn công tác của Sở KHCN Bình Dương đã khảo sát chiếc trực thăng do ông Bùi Hiển chế tạo, bước đầu cơ quan chức năng cho rằng công trình nghiên cứu chế tạo trực thăng của ông Bùi Hiển có cơ sở để hình thành một đề tài khoa học và có thể đăng ký đề tài với Bộ KHCN.

Theo ông Lê Tấn Cường, Phó giám đốc Sở KHCN Bình Dương, chiếc trực thăng tự chế của ông Hiển đang mang tính chất tự phát nên cần làm các thủ tục đăng ký với cơ quan chức năng để được hướng dẫn. Hiện phía Sở KHCN đã hướng dẫn ông Hiển các thủ tục, quy định cần thiết để đăng ký đề tài khoa học với Bộ KHCN. Trong thời gian tới, ông Hiển cần phối hợp chặt chẽ với Trường ĐH Bách khoa TP.HCM với các chuyên gia để thành lập một tổ nghiên cứu, chế tạo chiếc trực thăng.

Kỹ sư Bùi Hiển cho biết sẽ nhập thêm một số thiết bị từ Mỹ để chiếc trựch thăng được ổn định hơn
Kỹ sư Bùi Hiển cho biết sẽ nhập thêm một số thiết bị từ Mỹ để chiếc trựch thăng được ổn định hơn

Trước đó, Tổ công tác của Sư đoàn không quân 370 - đơn vị có chức năng bảo vệ vùng trời, vùng biển, đất liền phía Nam cùng đại diện Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Dương đến làm việc với ông Bùi Hiển, người đang chế tạo chiếc trực thăng mang tên “Giấc mơ”.

“Đoàn kiểm tra liên ngành của Sư đoàn không quân 370 cùng đại diện Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Dương đã đến gặp tôi tìm hiểu về chiếc trực thăng “Giấc mơ” của tôi. Tại buổi gặp gỡ, đoàn kiểm tra đã thăm quan, kiểm tra những thiết bị trên máy bay, đồng thời gửi cho tôi nhiều tài liệu để tôi nghiên cứu và hoàn tất các thủ tục để xin phép bay”, ông Hiển thông tin.

Trước đó, ông Bùi Hiển đã cho bay thử chiếc trực thăng “Giấc mơ” do bản thân sáng chế ra. Tuy nhiên, do máy bay còn nhiều hạn chế nên ông chưa thể xin phép Bộ Quốc phòng cho phép hoạt động. Cụ thể, nhiều động cơ của trực thăng “Giấc mơ” do ông tự sáng chế ra chưa đủ tiêu chuẩn cho phép. Đồng thời, một số động cơ khác được ông mua chưa rõ giấy tờ xuất xứ rõ ràng nên cần thay đổi, bổ sung. Tuy nhiên, do động cơ máy bay khá hiếm và giá cả cao nên ông cần thêm thời gian nhập từ Mỹ về.

Theo ông Hiển, chiếc đĩa điều khiển, cánh quạt của chiếc trực thăng hiện nay đều do ông tự chế không đảm bảo được tiêu chuẩn vì độ rơ còn nhiều, không phù hợp với chiếc trực thăng.

Khảo sát trực thăng tự chế của kỹ sư “hai lúa” ở Bình Dương - 3
Kỹ sư Bùi Hiển và chiếc trực thăng Giấc Mơ
Kỹ sư Bùi Hiển và chiếc trực thăng "Giấc Mơ"

Hiện chiếc trực thăng tự chế của kỹ sư Bùi Hiển sử dụng động cơ máy 170 mã lực (HP), động cơ này được nhập từ Mỹ (Nhật sản xuất, còn được sử dụng cho xe đua F1). Theo kỹ sư ô tô 62 tuổi cho biết, chiếc trực thăng mới này có chiều dài 8,6m, cao 2,4 mét, chiều dài cánh quạt chính là 7,1 mét và chiều dài cánh quạt phía sau là 1,1 m.

Trung Kiên