1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Hơn 450 vật thể chưa từng biết được phát hiện trong Hệ Mặt trời

Trang Phạm

(Dân trí) - Các vùng bên ngoài Hệ Mặt trời vẫn luôn kỳ lạ và bí ẩn. Trong đó, bên ngoài quỹ đạo Sao Hải Vương, nơi rất lạnh và tối, một đám vật thể băng giá được cho là hầu như không thay đổi.

Hơn 450 vật thể chưa từng biết được phát hiện trong Hệ Mặt trời - 1

Bởi vì rất tối và ở rất xa và các vật thể rất nhỏ, các nhà thiên văn học rất khó để phân biệt chính xác những gì đang ở ngoài đó. Điều này làm cho kết quả của một tìm kiếm gần đây thực sự rất tuyệt vời.

Sử dụng dữ liệu từ dự án Khảo sát năng lượng tối (Dark Energy Survey - DES, là dự án tại bán cầu Nam), các nhà thiên văn học đã xác định được 815 vật thể xuyên sao Hải Vương (TNO), trong đó 461 vật thể mới được phát hiện.

Đây là một cú hích đáng kể đối với 3.000 TNO được biết đến trong Hệ Mặt trời ở phía bên ngoài. Thông tin có thể giúp chúng ta lập mô hình tốt hơn về cách Hệ Mặt trời hình thành và thậm chí có thể tìm kiếm Hành tinh thứ 9 khó nắm bắt.

"Danh mục này có 817 vật thể đã được xác nhận (461 vật thể được phát hiện lần đầu trong công trình mới. Đây là danh mục TNO lớn thứ hai từ một cuộc khảo sát duy nhất cho đến nay", các nhà nghiên cứu viết trong báo cáo.

Dự án Khảo sát năng lượng tối triển khai từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 1 năm 2019, thu thập dữ liệu hồng ngoại và cận hồng ngoại 575 đêm trên bầu trời phía Nam. Mục đích của dự án là để nghiên cứu một loạt các vật thể và hiện tượng như sao băng và các cụm thiên hà để cố gắng tính toán gia tốc giãn nở của vũ trụ, được cho là chịu ảnh hưởng của năng lượng tối.

Nhưng mức độ sâu, rộng và chính xác của cuộc khảo sát lại có một tác dụng khác là rất tốt cho việc tìm kiếm các vật thể trong Hệ Mặt trời xa xôi, ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương với khoảng 30 đơn vị thiên văn.

Năm 2020, các nhà thiên văn học đã phân tích những dữ liệu đó để tìm ra hơn 100 hành tinh nhỏ mới, một danh mục bao gồm mọi thứ về cơ bản không phải là sao chổi hay hành tinh.

Vùng không gian mới thực sự hấp dẫn. Với rất ít hoạt động làm nhiễu loạn quỹ đạo của chúng, các nhà thiên văn học tin rằng các TNO vẫn giữ được dấu vết về động lực học của Hệ Mặt trời sơ khai. Trong thời gian này, theo các mô hình hiện tại, các hành tinh đang hình thành và chuyển động xung quanh. Hệ thống sẽ trông rất khác so với ngày nay.

Khi các hành tinh khổng lồ chuyển động vào quỹ đạo hiện tại của chúng, tương tác hấp dẫn của chúng ảnh hưởng đến quỹ đạo của TNO. Những quỹ đạo kết quả này có thể được nghiên cứu để tái tạo lại các sự kiện đã tạo ra chúng bởi vì các cụm TNO có thể có quỹ đạo khá khác nhau.

Ngoài ra, quỹ đạo của một tập hợp con TNO thực sự rất kỳ lạ. Chúng được gọi là TNO cực trị, với khoảng cách quỹ đạo trung bình lớn hơn 150 đơn vị thiên văn.

Chúng ta không tìm thấy nhiều vật thể, vì vậy mỗi vật thể mới đều thêm một điểm dữ liệu bổ sung có thể giúp tìm ra hoặc loại trừ sự tồn tại của Hành tinh số 9. Danh mục mới bổ sung thêm 9 TNO cực đoan khác vào hỗn hợp, 4 trong số đó có trục bán chính lớn hơn 230 đơn vị thiên văn.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy một số vật thể có quỹ đạo cộng hưởng với Sao Hải Vương khi các vật thể có chu kỳ quỹ đạo với một tỷ lệ đơn giản.

Dữ liệu của Khảo sát Năng lượng Tối đã đóng góp khoảng 20% tổng số TNO được biết đến. Đây là một con số khá lớn.