1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Độc đáo với "tủ lạnh" không sử dụng điện

(Dân trí) - Trong điều kiện khí hậu nóng, để lâu thức ăn không còn tươi ngon. Chỉ trong 2 ngày cà chua sẽ bị hỏng. Sau bốn ngày cà rốt và đậu bắp sẽ thối. Nếu không có các phương tiện bảo quản nông phẩm thì các hộ gia đình nghèo ở nông thôn sẽ phải chiến đấu với tình trạng đói và thậm chí là nạn đói.

Hướng dẫn cách làm một nồi zeer

Một giải pháp thông minh đó là nồi zeer. Việc sử dụng công nghệ đơn giản này giúp các loại rau củ tương tự có thể kéo dài tới 20 ngày. Tất cả những chiếc“tủ lạnh” tự nhiên này đã mang lại cho các gia đình, những người thành công trong sản xuất lương thực, quyền bảo quản thực phẩm và thực sự có thể giúp cải thiện cuộc sống hàng ngày của họ hiện nay và trong tương lai.

Độc đáo với "tủ lạnh" không sử dụng điện - 1

Nồi zeer là một chiếc “tủ lạnh” đơn giản được làm bằng vật liệu sẵn có ở các địa phương. Nó bao gồm một nồi đất nung đặt bên trong một nồi đất nung khác, với một lớp cát ướt ở giữa. Khi độ ẩm bốc hơi sẽ làm mát nồi bên trong, bảo quản đến 12kg trái cây và rau quả tươi lâu hơn.

Các mặt cắt thiết kết nồi Zeer
Các mặt cắt thiết kết nồi Zeer

Cách tạo ra một chiếc“tủ lạnh” nồi zeer

1. Đầu tiên, những chiếc khuôn hình bát tô được tạo ra từ bùn và nước - và sấy khô dưới ánh nắng mặt trời. Sau đó đất sét được bỏ vào khuôn theo kích thước nồi như mong muốn. Vành và mặt đáy được bổ sung đất sét và sau đó các khuôn được gỡ bỏ. Các nồi được phơi khô ngoài trời nắng.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Khánh - Phó trưởng khoa Vật lý trường ĐH Sư phạm Hà Nội, nồi zeer hoạt động dựa vào nguyên lý một chất lỏng bay hơi thì thu nhiệt lượng và làm nhiệt độ của vật tiếp xúc với nó hạ xuống. Trong thiết bị zeer nước trong cát bay hơi làm nồi đựng thực phẩm lạnh đi.

2. Khi các nồi được nung trong một hố gậy, nồi zeer đã sẵn sàng để lắp ráp. Chiếc nồi nhỏ hơn được đặt bên trong một chiếc lớn hơn, và khoảng không gian ở giữa 2 nồi chứa đầy cát.

3. Toàn bộ cấu trúc sau đó được đặt trên một chân đế sắt lớn. Cách này cho phép không khí lưu thông bên dưới và hỗ trợ quá trình làm mát.

4. Hai lần trong một ngày, nước được bổ sung vào lớp cát giữa 2 nồi giúp duy trì độ ẩm. Toàn bộ lắp ráp được để ở nơi khô ráo thoáng mát.

5. Sau đó trái cây, rau quả và lúa miến - một loại ngũ cốc dễ bị nhiễm nấm nếu không được bảo quản - được đặt trong chậu nhỏ và được phủ bằng một miếng vải ẩm.

6. Trong điều kiện thời tiết nóng, nước chứa trong cát bốc hơi lên phía bề mặt ngoài chậu lớn. Quá trình bốc hơi này làm giảm nhiệt độ xuống vài độ, đồng thời làm mát chậu bên trong và kéo dài thời hạn sử dụng các loại thực phẩm rau, củ, quả dễ bị hư hỏng ở bên trong.

Minh Trang (Theo Practicalaction)