Độ mặn của các bãi biển tăng cao do biến đổi khí hậu

(Dân trí) - Lượng cát trên bãi biển vịnh Delaware đã cho thấy ảnh hưởng nghiêm trọng của sự gia tăng nhiệt độ và sự bốc hơi dọc bờ biển đang thách thức những giả thuyết trước đây về nguyên nhân khiến độ mặn của nước biển thay đổi liên tục ở khu vực bờ biển, nơi có một mạng lưới cây cối và sinh vật biển dồi dào.

Những nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân của sự di cư và khả năng sống sót của các loài động vật không xương sống như loài trai và cua trong khi hiện tượng nóng lên toàn cầu khiến nhiệt độ tăng cao.

Độ mặn của các bãi biển tăng cao do biến đổi khí hậu - 1

Được công bố trong Báo cáo khoa học (Scientific Report) mới đây là một nghiên cứu quan trọng về ảnh hưởng của sự bốc hơi lên dòng chảy của hải lưu và độ mặn, hay còn gọi là hàm lượng muối trong nước biển, ở những bãi biển ở giữa vùng biển có triều cường và triều kém.

Theo Trung tâm phát triển tự nhiên của việc công nghệ New Jersey (CNRDP) , một nghiên cứu của hai kĩ sư môi trường và một nhà địa lí học bờ biển đã cho thấy lớp khoáng chất ở một vài khu vực tại bờ biển Slaughter ở Delaware có hàm lượng muối cao gấp bốn lần so với nước biển. Phát hiện này có thể coi là một chấn động.

Lượng nước biển gần bờ có hàm lượng muối đo được là 25 gram mỗi lít (g/L), khiến cho các nhà nghiên cứu hi vọng rằng dòng hải lưu sát bờ biển cũng sẽ có hàm lượng muối bằng hoặc thấp hơn, vì ở khu vực này nước biển được trộn lẫn với mạch nước ngầm trong đất liền. Tuy nhiên, họ khám phá ra rằng độ mặn trung bình ở những vùng nước ven bờ biển – những vùng có triều cường – là 60 g/L, với một số nơi đạt đến con số 100.

“Mức gia tăng đáng kể này chỉ có thể là hậu quả của sự bay hơi, vì không có một quy trình nào làm tăng lượng muối trong vùng nước lặng này nữa – lượng nước ở giữa lớp cặn của khoáng chất,” Xiaolong Geng, phó giáo sư tại NJIT và là tác giả chính của phát hiện này cho biết, nhấn mạnh rằng tốc độ bay hơi – và độ mặn – phần lớn được gây ra bởi nhiệt độ và độ ẩm, trong khi đó thủy triều và các dòng hải lưu pha loãng hàm lượng muối trong nước biển.

“Những nghiên cứu trước đây đã cho rằng nước biển là nguyên nhân chủ yếu cho độ mặn ở hệ thống nước ở vùng ven biển, từ đó kết luận rằng sự xâm nhập của nước biển luôn làm tăng độ mặn của các vùng nước lặng trong quá trình trộn lẫn nước biển và nước ngầm,” Michel Boufadel cho biết – giám đốc của CNRDP, đồng thời là một tác giả của nghiên cứu này. “Dựa vào những gì chúng tôi biết, chúng tôi nghĩ rằng phát hiện này sẽ làm thay đổi cách quản lí các khu vực ven biển.”

Nhóm đã nghiên cứu gần 400 mẫu vật được lấy trong các thời điểm liên tiếp của một vòng thủy triều hoàn chỉnh, từ sáng đến tối, hoặc của bảy ngày liên tiếp.
Khu vực ven biển là một môi trường sống đông đúc, được che phủ bởi nước biển mỗi khi triều cường và lộ ra mỗi khi triều kém, và rất được các loài cua, trai và hải quỳ, các loài chim và thú biển ăn chúng, và các loài thực vật chẳng hạn như tảo biển. Rất nhiều loài vật đào hang trên bờ biển để tìm thức ăn, tránh thú săn mồi và các tác động của sóng; chúng đều có quan hệ mật thiết với vùng nước ven bờ.
Các nhà nghiên cứu đã phát triển các mô hình cho thấy sự gia tăng nhiệt độ do hiện tượng nóng lên toàn cầu không chỉ khiến vùng nước trong đất liền mặn hơn, mà còn tạo ra sự khác biệt lớn trong độ mặn của nước biển ven bờ, và điều này sẽ tác động đến các loài động vật và thực vật ở khu vực này.

“Bốc hơi là một nguyên nhân quan trọng điều khiển dòng nước ngầm và độ mặn của nước biển, và những loài vật như trai và cua đang bị ảnh hưởng bởi độ mặn. Nếu như hàm lượng muối quá cao hoặc quá thấp, chúng sẽ bỏ đi nơi khác,” Geng nhấn mạnh.

Nancy Jackson, giáo sư về địa hình thái học ven biển của Bộ Hóa học và Khoa học môi trường, đồng thời là tác giả thứ ba của nghiên cứu, là người đã thu thập các mẫu thí nghiệm từ biển Slaughter và giải thích về sự vận động của vùng nước ven bờ.

Vân Trang (Theo Phys)