Con người nhạy cảm hơn với những tin tức giả mạo

(Dân trí) - Giữa những mối quan tâm ngày càng tăng về ảnh hưởng của "tin giả mạo", một nghiên cứu mới nhận thấy những câu chuyện giả dối truyền đi nhanh hơn sự thật trên Twitter.

Con người nhạy cảm hơn với những tin tức giả mạo - 1

Nghiên cứu về tin tức và tin đồn được chia sẻ của 3 triệu người dùng Twitter, nhận thấy rằng thông tin sai lệch lây lan nhanh hơn và xa hơn thông tin chính xác.

Những tin tức giả dối thường sẽ có khoảng 70 phần trăm nhiều khả năng được chia sẻ hơn sự thật, các nhà nghiên cứu cho biết. Họ được dẫn dắt bởi Sinan Aral, thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), tại Cambridge, Mass.

Các câu chuyện sai thường xuất phát từ "bots" - các tài khoản tự động giả mạo người dùng thực. Nhưng có vẻ như con người là lý do chính khiến viễn tưởng phát tán nhanh hơn thực tế.

Báo cáo về thông tin sai lệch liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 của Hoa Kỳ đã làm nổi bật sức mạnh của tin sai để gây ảnh hưởng đến dư luận.

Với cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tiếp cận, tin sai vẫn là một mối quan tâm.

Trong nghiên cứu này, "tính mới lạ" dường như là chìa khóa, đội của Aral nói.

Những câu chuyện sai trái chứa đựng những điều mới mẻ hoặc đáng ngạc nhiên –trong khi những câu chuyện có thật có thể bị lặp đi lặp lại.

Aral nói trong một tuyên bố: "Người ta có nhiều khả năng truyền bá thông tin mới lạ, điều mà sẽ ủng hộ sự lan rộng của các tin tức sai lầm.”

Ông Filippo Menczer, giáo sư tin học, thuộc Đại học Indiana, Bloomington, cho biết thêm, tác động của tất cả những thông tin sai lệch này là gì?

Menczer nói: "Rất khó để nghiên cứu xem điều này thực sự ảnh hưởng đến con người như thế nào.

Tuy nhiên, tuyên truyền, phổ biến nhanh chóng, thông tin sai lệch thông qua các phương tiện truyền thông xã hội là điều mới mẻ.Và đó là mối quan tâm, Menczer nói.

Ông là đồng tác giả của một tác phẩm được xuất bản cùng với nghiên cứu trên tạp chí Science.

Đối với nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu Aral đã phân tích khoảng 126.000 câu truyện được chia sẻ bằng khoảng 3 triệu tài khoản Twitter từ năm 2006 đến năm 2017. Chúng bao gồm những câu chuyện truyền thông truyền thống và những tin đã được lan truyền như tin đồn hoặc khiếu nại.

Các nhà nghiên cứu đã xác minh tính chính xác của các câu chuyện bằng cách tham khảo các trang web kiểm tra thực tế điều tra thông tin truyền thông và tin đồn phổ biến rộng rãi như snopes.com và factcheck.org.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, nói chung, những câu chuyện sai sự thật đã được chia sẻ nhiều thường xuyên hơn câu chuyện có thật. Ví dụ, sự thật "hiếm khi" khuếch tán đến hơn 1.000 người, trong khi đó top 1 phần trăm các tin tức giả thường tiếp cận bất cứ nơi nào từ 1.000 đến 100.000 người , theo báo cáo.

Sự thật cũng lan truyền chậm chạp, nghiên cứu tìm thấy, thông tin sự thật đã mất thời gian gấp khoảng sáu lần để truyền đạt tới được 1.500 người, so với những câu chuyện sai.

Trong khi các “bots”thường phát tán các câu truyện sai lầm và các câu truyện thật ở cùng một tốc độ, các nhà nghiên cứu cho biết. Thay vào đó, con người dường như là động lực đằng sau sự nổi tiếng những câu chuyện sai sự thật.

Menczer đồng ý rằng "tính mới lạ" giúp giải thích mọi người chia sẻ thông tin sai lệch.

Nhưng có những yếu tố khác, ông nói.

Menczer lưu ý: Nếu một chia sẻ Tweeter đáng nghi viết để phù hợp với những gì bạn đã tin, bạn sẽ ít có khả năng đặt câu hỏi.

Ví dụ, ông nói, nếu bạn "đã không thích Donald Trump," và xem một tweet về một số điều kỳ quặc ông đã làm, bạn cũng có thể có những phản ứng cảm xúc và nhấn nút chia sẻ mà không cần nhiều suy nghĩ.

Menczer nói: "Nếu tôi bày tỏ cảm xúc bằng cách ấn like và nhấp vào nút chia sẻ, thì tôi có thể trở thành một phần của vấn đề.

Twitter cung cấp dữ liệu cho nghiên cứu và tài trợ cho công việc. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết họ không thể bình luận về cách công ty có thể sử dụng những phát hiện này.

Menczer nói rằng Twitter, Facebook và các trang web truyền thông xã hội khác có trách nhiệm để giải quyết "tin tức giả", và họ đã thực hiện một số bước. Twitter, ví dụ, thông báo rằng họ đã chặn một số tài khoản liên quan đến thông tin sai lệch của Nga và cảnh báo người sử dụng tiếp xúc với các tài khoản mà họ có thể đã bị "lừa bịp".

Nhưng Menczer nói rằng để giải quyết vấn đề, ông tin rằng các trang web nên làm việc với các nhà nghiên cứu học thuật, chứ không chỉ sử dụng các nhà nghiên cứu riêng của họ.

Giờ đây, ông gợi ý, mọi người có thể cần thận trọng hơn khi nhấp vào các nút "like" và "chia sẻ".

"Hãy nhớ rằng bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể bị lôi kéo," Menczer nói, "không chỉ là" những người khác".

Quang Thiên (Theo UPI)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm